Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS lựa chọn được để tài phù hợp.
- HS vận dụng những kiến thức về thể thơ để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập tóm tắt văn bản.
- Năng lực tiếp thu tri thức về đặc điểm thể thơ bốn chứ, năm chữ để hoàn thành yêu cầu bài tập.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ Đồng dao mùa xuân hoặc Gặp lá cơm nếp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thế giới xung quanh ta thật đẹp và có biết bao điều thú vị khiến ta mong muốn được lưu giữ lại. Những bức tranh, bức ảnh, bản nhạc, trang văn và cả những vần thơ có thể giúp ta thực hiện điều đó. Ồ phần Đọc, em đã được làm quen với những bài thơ bốn chữ và năm chữ, nhận biết những đặc điểm cơ bản của các thể thơ này. Hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về một sự vật, cảnh sắc, câu chuyện,... khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài thơ bốn hoặc năm chữ
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu về khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ, năm chữ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS, dựa vào các văn bản đã học Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp hãy nhắc lại các đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với thể thơ bốn chữ, năm chữ ● Số dòng: Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không. ● Cách gieo vần: vần thường được đặt cuối dòng, gọi là vần chân, vần có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),... ● Ngắn nhịp: Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. ● Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi. |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết tóm tắt văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Viết bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - GV hướng dẫn HS: ● Xác định đề tài và cảm xúc GV có thể gợi ý HS chọn bất cứ đề tài nào mình yêu thích, phù hợp với lứa tuổi như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại cảm xúc về đối tượng được nói đến. Đó có thể là yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào,... ● Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc + GV cần gợi ý các em tìm hình ảnh thuộc đề tài đó để thể hiện cảm xúc. Hãy chọn một hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc hoặc xúc động nhất. Hình ảnh nên mới lạ, độc đáo để tránh sáo mòn. + GV hướng dẫn HS liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau, với con người để mạch cảm xúc, ý tưởng được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên. HS một số hướng triển khai như gợi ý trong SHS hoặc khuyến khích các em tự tìm ra hướng, rồi chia sẻ trước lớp. - GV đặt câu hỏi: Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về sự vật, hiện tượng đó? Hãy tìm từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng đó,... ● Tập gieo vần + GV hướng dẫn HS chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp. + Để tìm tiếng chứa vần thích hợp, cần lưu tâm tiếng cuối của những dòng trước đó và xem tiếng đứng liền kề tiếng khuyết thường kết hợp với tiếng nào rồi suy luận. + Các loại vần: Vần liền, vần cách, vần hỗn hợp. - Trong thực tế làm thơ, HS có thể gieo vần theo những cách khác. GV cần chấp nhận và khuyến khích những sáng tạo này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. Cần lựa chọn đề tài, cảm xúc, sau đó tìm hình ảnh diễn đạt và tập gieo vần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ghi lên bảng. | 2. Thực hành viết theo các bước a. Trước khi viết
- Xác định đề tài và cảm xúc
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Tập gieo vần
|
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác