Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc trên các kênh thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.
- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh thông tin.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực riêng:
● Biết được tác hại và cách phòng tránh của bệnh nghiện Internet
● Biết cách tìm sự giúp đỡ khi gặp những xung đột trên mạng.
3. Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 7.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết những tác hại, thậm chí là dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện game, nghiện mạng xã hội, từ đó có ý thức đề phòng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi phần Khởi động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1) Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?
2) Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội hay không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
1) Hậu quả của nghiện game, nghiện mạng xã hội:
+ Sức khỏe giảm sút: cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng,... vì không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống.
+ Luôn đắm chìm trong không gian ảo và quên đi thực tại.
+ Kết quả học tập giảm sút, kém đi rất nhiều.
+ Thường có hành vi chống đối như vùng vằng, không nghe lời, bực tức, giận dữ, thậm chí là bỏ nhà.
+ Bị lệ thuộc vào game, vào mạng xã hội.
+ Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, sống khép kín, có thể gây ra trầm cảm, stress.
2) Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội vì những lúc rảnh rỗi em rất hay tìm đến game hoặc mạng xã hội để giải tỏa sự buồn chán của mình.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mạng xã hội không chỉ đem lại những lợi ích cho người dùng. Mạng xã hội còn có rất nhiều những ảnh hưởng xấu đối với người dùng, làm thế nào để tránh được những ảnh hưởng xấu đó, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tác hại khi dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử hay lên mạng xã hội, từ đó đưa ra lời khuyên.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.33 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở tác hại của việc nghiện chơi game, nghiện mạng xã hội và cách phòng tránh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.33, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Em hãy nêu tác hại của nghiện chơi game và đưa ra cách phòng tránh. + Nhóm 2: Em hãy nêu tác hại của nghiện mạng xã hội và đưa ra cách phòng tránh. - GV nêu thêm một số tác hại của việc nghiện Internet và mạng xã hội: + Kết quả học tập giảm sút, dẫn đến bỏ học, trốn học. + Bị phụ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. + Dễ bị tự kỉ, trầm cảm, thờ ơ với thế giới xung quanh. - GV nêu ra một số biện pháp phòng tránh: + Tự đặt thời gian lên mạng cho bản thân và nghiêm túc thực hiện. + Không cầm điện thoại, máy tính quá nhiều thời gian trong ngày. + Xây dựng các mối quan hệ thực tế: Khi rảnh có thể giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, đi chơi với bạn bè, anh chị em. + Luôn làm cho mình bận rộn để không nghĩ đến chơi game hay mạng xã hội. - GV kết luận: Lời khuyên 1 “Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ” là một cảnh báo chung, ngắn gọn để dễ hiểu, dễ nhớ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK.33 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội - Nghiện chơi game: + Tác hại: • Suy kiệt sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. • Xảy ra nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game. + Cách phòng tránh: Xác định rõ thời gian chơi game, thời lượng truy cập Internet và tự giác thực hiện nghiêm túc. - Nghiện mạng xã hội: + Tác hại: • Sống ảo nhiều hơn sống ngoài đời thực. → Quen sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin. • Không có trải nghiệm và kỹ năng mềm tối thiểu. + Cách phòng tránh: • Hạn chế mỗi ngày dành thời gian cho lên mạng và tự giác thực hiện. • Tham gia các hoạt động ngoài trời, rèn luyện thể chất,… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác