Câu 1. Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dụng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) điền vào những chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau:
Bi kịch là thể loại ............. tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những .... cao đẹp của con người với tình thế .......của thực tại, dẫn tới sự……..hay….... của nhân vật.
Hướng dẫn trả lời:
kịch – khát vọng – bi đát – thảm bại – cái chết.
Câu 2. Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?
a. Lời nói của nhân vật.
b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.
c. Cách cư xử của nhân vật.
d. Hoạt động của nhân vật.
Hướng dẫn trả lời:
b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.
Câu 3. Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch?
a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
b. Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả.
c. Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém.
d. Xung đột giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.
Hướng dẫn trả lời:
a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
Câu 4. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trích từ tác phẩm Âm mưu và tình yêu trong sách giáo khoa (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) thuộc thể loại bi kich?
Hướng dẫn trả lời:
Xung đột trong vở kịch là xung đột giữa cái cao cả (biểu hiện qua tính cách và hành xử của các nhân vật Luy-dơ (Luise), Phéc-đi-năng (Ferdinand)) với cái thấp kém (biểu hiện qua tính cách và hành xử của nhân vật Tể tướng Van-te (Walter) và đám tay chân của y).
Văn bản đã cho thấy sự xung đột dữ dội. Chỉ hai hồi kịch ngắn, mà ta thấy được một vở kịch với: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Nhạc công Min-le xuất thân bình dân và Phéc-đi-năng, người xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Có lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Phéc-đi-năng vang lên hoặc là đâm chết người yêu và tự sát hoặc là đâm vào tể tướng. Nhưng bạo quyền lại bị đánh gục chỉ bằng một câu nói. Có thể thấy tình yêu đã làm nên sức mạnh phi thường
Câu 5. Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.
Hướng dẫn trả lời:
Hài kịch | Bi kịch |
Đối tượng thể hiện của hài kịch là cái xấu, cái không có giá trị, không có nội dung, nhưng luôn tỏ ra là có nội dung, có giá trị. Các tính cách, hành động và tình huống được trình bày trong hài kịch dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đậm chất hài. Ở các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí, thân phận của nó, và do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười. Hài kịch tạo ra tiếng cười hả hê, sảng khoái, thể hiện thái độ châm biếm, đả kích, vạch trần cái xấu, cái què quặt, méo mó của nhân cách hoặc hoàn cảnh xã hội để góp phần hoàn thiện con người và đời sống. Hài kịch sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nói mỉa, chơi chữ, phóng đại, tăng cấp, tương phản, đối lập... Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn nhẹ nhàng. Dựa vào nội dung, hài kịch có thể chia thành hai thể nhỏ: hài kịch tình huống và hài kịch tính cách. | Bi kịch phản ánh những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng không thể giải quyết trong đời sống hiện thực, vì thế được kết thúc bằng sự thảm bại, hoặc cái chết của nhân vật. Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. Cái chết hoặc sự thảm bại của nhân vật mang lại cho độc giả và khán giả sự thanh lọc tâm hồn. |
Đọc phần văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr.75-82 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.
Hướng dẫn trả lời:
Tóm tắt:
Hãm-lét, hoàng tử Đan Mạch, từ nước ngoài về nước chịu tang cha và gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: Vua cha vừa chết được một tháng thì mẹ chàng – hoàng hậu đã tái giá, lấy Clô-đi-út – chú ruột của Hăm-lét.
Vào một đêm mùa đông giá buốt, chàng cùng hai người bạn là Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô gặp nhau trên sân thượng thì hồn ma cha chàng xuất hiện, ra hiệu muốn gặp riêng Hăm-lét. Sợ hoàng tử gặp nguy hiểm, Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô ra sức can ngăn, nhưng chàng vẫn nhất quyết đi theo hồn ma.
Hồn ma cho Hăm-lét biết một sự thật ghê gớm: Cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo, mà do vua Clô-đi-út, chú ruột của Hãm lét đầu độc rồi chiếm cả ngai vàng và hoàng hậu của ông. Hồn ma cũng kêu gọi Hă- Nghe chuyện, lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm, nhưng vì muốn giữ kín mọi chuyện, Hăm-lét yêu cầu Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô thể tuyệt đối giữ bí mật.
Phần tiếp theo của vở kịch, Hăm-lét giả điên, bí mật điều tra, lập mưu để Clô-đi-út tự bộc lộ tội ác của hắn trước khi hành động.
- Câu chuyện của hồn ma đặt Hăm-lét vào một tâm thế phức tạp: a. Nỗi bàng hoàng, căm tức và ghê tởm đối với Clô-đi-út; b. Sự thôi thúc về nghĩa vụ trả thù và tình phụ tử thống thiết; c. Niềm băn khoăn, bối rối về sự thật và tính chính nghĩa cao quý của hành động.
Có nhiều lí do khiến Hăm-lét yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hồ-ra-ti-ô thể giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma. Chẳng hạn: a. Cần phải bảo mật tuyệt đối, không để cho Clô-đi-út và tay chân của ông ta biết mà đối phó;b. Câu chuyện của hồn ma là quá ghê gớm và dẫu sao cũng mới chỉ là nửa hư nửa thực, cần phải được xác minh một cách cẩn trọng; c. Để lộ chuyện có thể gây ra những hậu quả tàn khốc; d. Trả thù cho vua cha là chuyện nội bộ gia đình, là việc riêng của Hãm-lét,...
Câu 2. Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?
Hướng dẫn trả lời:
Các chi tiết trong các lời thoại của nhân vật và các chỉ dẫn sân khấu:
Cảnh | Qua lời thoại của nhân vật | Qua lời chỉ dẫn sân khấu |
Cảnh IV | - Trời rét thấu xương, rét quá! - Tôi nghĩ có lẽ là gần nửa đêm. - chuông vừa điểm 12 tiếng. - Vua thức suốt đêm nay để yến ẩm, nên mới có tiếng kèn, tiếng trống ẩm cả lên. | Trên sân thượng: - Hăm-lét, Hô-ra-ti-ô và Mác-xen-lút ra. |
Cảnh V | -....khắp đất nước Đan Mạch này đều bị lừa một cách trắng trợn mà cả tin lời thêu dệt đó... (hồn ma) -....Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm-lét) | - Ở một phía khác trên sân thượng. - Hồn ma và Hăm lét ra. |
- Từ một số chi tiết được liệt kê trong bảng trên, có thể hình dung câu chuyện, hành động kịch thuộc Cảnh IV và Cảnh V diễn ra trong bối cảnh như sau:
Không gian: Trên sân thượng một tòa lâu đài trong cung điện hoàng gia Đan Mạch; Hãm-lét gặp hồn ma cha chàng trên sân thượng tòa nhà, trong lúc Clô-đi-út đang say sưa yến tiệc mừng cho việc chiếm đoạt được ngôi vua và hoàng hậu tại cung điện.
Thời gian: 12 giờ đêm, một đêm mùa đông giá rét; khoảng một tháng sau khi vua cha của Hăm-lét qua đời một cách bí ẩn và đáng ngờ.
- Bối cảnh (không gian, thời gian) có tác dụng làm nổi bật sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật: Tuyển Hãm-lét với nỗi buồn đau, sự cô đơn và khát khao tìm kiếm sự thật ghê gớm đang bị bưng bít; tuyến Clô-đi-út, triều đình với tội lỗi và sự ru ngủ xã hội Đan Mạch trong tăm tối, ô nhục.
Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên ngoài”, “hành động bên trong” của nhân vật Hăm-lét ở thời điểm trước và sau khi gặp hồn ma:
Hăm-lét | Hành động bên ngoài | Hành động bên trong |
Trước khi gặp hồn ma | ||
Sau khi gặp hồn ma |
Cho biết sự tương đồng hay khác biệt giữa “hành động bên ngoài” với “hành động bên trong” của Hãm-lét đã làm nổi bật nét tính cách nào của nhân vật này.
Hướng dẫn trả lời:
Hăm-lét | Hành động bên ngoài | Hành động bên trong |
Trước khi gặp hồn ma | - Trò chuyện với Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô. - Không đồng tình với lời can ngăn của Mác-xen lút và Hồ-ra-ti-ô. -... | - Thể hiện tình cảm chân tình, quý mến đối với những người bạn - Thái độ kiên quyết, can đảm đi gặp hồn ma để tìm hiểu sự tình. -.... |
Sau khi gặp hồn ma | Hành vi, biểu hiện khác thường (qua nhận xét của Hộ-ra-ti-ô). Lời cầu xin, cậy nhờ. - Những lời giục giã. -.... | - Thể hiện tình cảm chân nhận xét của tình, quý mến, trân trọng, hàm ơn đối với những người bạn. - Cố che giấu điều bí mật với thái độ quyết liệt; âm thầm suy tính một kế hoạch gì đó. -... |
Sự tương đồng hay khác biệt giữa hành động bên ngoài với hành động bền trong của Hăm-lét đã tô đậm nét tính cách nổi bật của Hãm-lét:
Luôn có tình cảm thân thiện, chân thành, trân trọng, tin tưởng đối với những người bạn (Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô) nhưng khi cần cũng tỏ rõ tính cách kiên quyết của một vị hoàng tử
Sự cẩn trọng, chín chắn trong cư xử và can đảm trong hành động.
Câu 4. Theo bạn, cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò như thế nào trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời?
Hướng dẫn trả lời:
Cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-let với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời. Cụ thể là cuộc gặp gỡ trò chuyện ấy giúp Hãm-lét có ý thức hơn trong việc điều tra sự thật về cái chết bí ẩn của vua cha, sự tái giá vội vàng của hoàng hậu mẹ chàng, cảnh tiệc tùng thái quá của triều đình,... từ đó, phát hiện tội ác của Clô-đi-út, sự giả dối của những kẻ xu nịnh, những biểu hiện xấu xa, đen tối của xã hội Đan Mạch đương thời,... Điều đó khiến cho xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời trở nên sâu sắc, gay gắt hơn.
Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc về thể loại bi kịch.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản trích Cảnh IV và Cảnh V chủ yếu cho thấy nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của tác giả.
- Những lời thoại của Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy tình bạn chân thành, trung hậu của họ và cũng giúp độc giả hình dung được hành vi, cử chỉ của Hãm-lét sau khi gặp hồn ma.
- Những lời thoại của Hãm lét phô bày hành động bên trong và hành động bên ngoài tuy có những khác biệt tuỳ thuộc vào thời điểm diễn biến của xung đột kịch, nhưng cơ bản thống nhất, cho thấy tính cách cao quý của chàng: trân quý tình bạn, để cao chính nghĩa; can đảm, khát khao theo đuổi chân lí,...
- Những lời thoại của hồn ma với Hăm-lét, Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy một thông điệp mạnh mẽ: Đã đến lúc và bằng mọi cách, nỗi đau thương, oan khốc cần phải lên tiếng kêu ấy thật khắc khoải và thống thiết.
Trong cuộc trò chuyện với hồn ma, có lúc Hăm-lét vừa như đáp lời cha, vừa như tự tách ra trò chuyện với chính mình. Trường hợp này có thể xem là “độc thoại hoá đối thoại” nhằm thể hiện hành động bên trong của nhân vật. Hoàng tử Đan Mạch khi biết sự thật ghê gớm bị bưng bít, đã thể hiện sự căm uất, ghê tởm, tự dặn lòng phải khắc ghi vào tâm khảm; tự thôi thúc mình phải can đảm tranh đấu đến cùng để trả thù và thực thi công lí. Điều này cho thấy tính hiện đại trong cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả. Tiêu biểu là đoạn thoại sau:
“ - Ôi! Hỡi chư vị thánh thần trên đời! Hỡi đất! Còn gì nữa! Tôi còn phải kêu gào địa ngục nữa chăng? Chao ôi! Lòng ta ơi, hãy cố nén lại, gân cốt ta ơi, đừng có yếu chùng đi trong giây phút, hãy cứng rắn lên mà giúp cho ta đứng vững. Nhớ đến cha ư? Ôi, hỡi hồn thiêng đáng thương, khi trí nhớ còn có một địa vị trên cõi thế điên cuồng này; nhớ đến cha ư? Vâng, từ nay con sẽ xin xoá bỏ khỏi trí nhớ của con mọi kí ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường; chỉ còn lời dặn dò của cha, con xin khắc sâu vào cuốn sách của khối óc con, không để cho lẫn lộn với những việc tầm thường vô nghĩa khác. Thế đấy. Trời hỡi! Người đàn bà thâm độc đến thế là cùng! Ôi! Thằng đểu cáng, thằng đểu cáng tươi cười, thẳng đểu cáng trời tru đất diệt! Bản cáo của ta đâu cho ta ghi vào mấy dòng này: một thằng đểu có thể tươi cười, tươi cười thơn thớt, nhưng cũng vẫn cứ là thẳng đểu. Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm lét viết) Ông chú ơi, thế là tên ông đã được ghi rồi Giờ thì đến câu khẩu niệm: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt con, hãy nhớ đến cha!”. Ta đã thể rồi đấy.”
(Sếch-xpia, Hăm-let)
Câu 1. Trong các lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?
a. Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
b. Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
c. Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
d. Có thể kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ.
Hướng dẫn trả lời:
c. Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
Câu 2. Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói. Đó là những trường hợp nào? Khi đó, lời nói có nét gì đặc biệt?
Hướng dẫn trả lời:
Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như thuyết trình về một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong những trường hợp này, lời nói tận dụng được ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt.
Câu 3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.
(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)
b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.
(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm | Ngôn ngữ viết | Đoạn trích 3a | Đoạn trích 3b |
Phương tiện thể hiện | Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự | Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự | Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự |
Từ ngữ | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ địa phương. | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến phim truyện và nội dung bộ phim Mùa len trâu (trường đoạn, nhân vật, hình tượng, ngôn ngữ phim truyện,...); phù hợp với kiểu văn bản nghị luận; không sử dụng khẩu ngữ và từ địa phương | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột, bi kịch, nghệ sĩ, nhân dân,...); phù hợp với kiểu văn bản nghị luận; không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương. |
Câu | Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. | Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. | Sử dụng cầu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định bằng thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. |
Câu 4. Điều chỉnh các câu sau đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:
a. Bầu trời thu qua ngòi bút của tác giả có màu xanh lè xanh lét.
b. Mặc dù công ty chúng tôi đã năm lần bảy lượt đề cập đến việc này nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.
Hướng dẫn trả lời:
a. Câu này sử dụng từ ngữ “xanh lè xanh lét” chưa phù hợp với ngôn ngữ viết, có thể thay bằng cụm từ “có màu xanh ngắt”. Bầu trời thu qua ngòi bút của tác giả có màu xanh ngắt.
b. Câu này sử dụng cụm từ “năm lần bảy lượt” chưa phù hợp với ngôn ngữ viết. “Năm lần bảy lượt” là khẩu ngữ, được dùng với nghĩa “(làm việc gì) rất nhiều lần, hết lần này đến lần khác”. Có thể thay bằng cụm từ “nhiều lần” cho phù hợp với ngôn ngữ viết: Mặc dù công ty chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến việc này nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.
Câu 1. Điển từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Nghị luận về một kịch bản văn học hoặc bộ phim là kiểu bài nghị luận ..... dùng ...... và.... để làm rõ giá trị………..và một số nét…….đặc sắc của tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) đó.
Hướng dẫn trả lời:
Các từ điển vào chỗ trống: văn học – lí lẽ – bằng chứng – nội dung – nghệ thuật
Câu 2. Dựa vào bảng sau, chỉ ra yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một kịch bản văn học và nghị luận về một bộ phim:
Các phần | Nghị luận về một kịch bản văn học | Nghị luận về một bộ phim |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
Hướng dẫn trả lời:
Các phần | Nghị luận về một kịch bản văn học | Nghị luận về một bộ phim |
Mở bài | - Giới thiệu kịch bản văn học, tác giả - Nêu luận đề của bài viết | - Giới thiệu bộ phim, đạo diễn và ê-kíp - Nêu luận đề của bài viết. |
Thân bài | Triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết về kịch bản văn học. Ví dụ: 1. Thành công/hạn chế về xây dựng nhân vật, hành động, xung đột kịch,... 2. Thành công/hạn chế về ngôn ngữ kịch. | Triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết về bộ phim. Ví dụ: 1. Thành công/hạn chế về kịch bản phim. 2. Thành công/hạn chế về ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn, diễn xuất,... |
Kết bài | - Khẳng định lại luận đề. - Nêu kết luận bao quát về giá trị, đóng góp nổi bật của kịch bản văn học. | - Khẳng định lại luận đề. - Nêu kết luận bao quát về giá trị, đóng góp nổi bật của bộ phim. |
Câu 3. Trình bày một số lưu ý khi viết văn bản nghị luận về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim để đáp ứng yêu cầu về kiểu bài
Hướng dẫn trả lời:
- Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học hoặc một bộ phim dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như: lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận,...
Câu 4. Thực hiện để bài sau:
Đề bài: Tạp chí Văn học – Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết văn chủ đề “Tác phẩm văn nghệ thuật tôi yếu”. Hãy viết văn bản nghị luận nhận xét giá trị nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc của một kịch bản văn học hoặc một bộ phim để tham gia cuộc thi này.
Hướng dẫn trả lời:
Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".
Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.
Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.
Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Câu 1. Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, bạn cần làm những gì?
Hướng dẫn trả lời:
Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, chúng ta cần:
- Tìm ý dựa trên đặc điểm của thể loại. Ví dụ: Nếu bạn giới thiệu về một bộ phim thì cần chú ý đến bối cảnh xảy ra câu chuyện, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, góc quay,...; đối với kịch thì cần chú ý xung đột kịch, hành động, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kịch...
- Sắp xếp nội dung bài nói thành ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính và kết thúc.
- Nhận xét, đánh giá về điều bạn thích/ không thích về tác phẩm, cần chọn một vấn đề hoặc khía cạnh của tác phẩm để nhấn mạnh; cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng khi đọc/ xem tác phẩm.
- Dự kiến những ý kiến trái ngược khi đánh giá về tác phẩm và dự kiến câu trả lời.
- Có ý tưởng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, video clip,...) để làm rõ nội dung và tăng tính hấp dẫn cho bài nói.
Câu 2. Dựa vào mẫu bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn II, tập một), hãy thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt | |
Mở đầu | Chào hỏi và tự giới thiệu. | ||
Giới thiệu tên kịch bản văn học hoặc bộ phim, tên tác giả/ đạo diễn. | |||
Nếu lí do lựa chọn tác phẩm để giới thiệu một cách thuyết phục, hấp dẫn. | |||
Nhận xét khái quát về tác phẩm. | |||
Nội dung chính | Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm. | ||
Giới thiệu chủ đề, thông điệp của tác phẩm. | |||
Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem tác phẩm. | |||
Kết thúc | Tóm tắt được nội dung trình bày về tác phẩm. | ||
Khuyến khích người nghe thưởng thức tác phẩm. | |||
Nêu vấn đề trao đổi hoặc mời gọi | sự phản hồi từ người nghe. | |||
Cảm ơn và chào kết thúc. | |||
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe | Sắp xếp các ý hợp lí, logic. | ||
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, dễ hiểu | |||
Sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. | |||
Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói. | |||
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. |
Câu 3. Thực hiện nhiệm vụ nói theo để tài sau:
Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi giới thiệu với chủ đề “Tác phẩm văn học và nghệ thuật tôi yêu”. Hãy tham gia buổi giới thiệu trong vai trò người nói.
Lưu ý: Có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà bạn đã viết bài văn nghị luận để nhận xét về nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc.
Hướng dẫn trả lời:
Tên tác phẩm văn học/nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Thể loại: Bút kí
Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.
- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
Chủ đề chính của tác phẩm: kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng.
- Thông điệp của tác phẩm: Yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở
- Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.
3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm:
Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.