Soạn siêu ngắn lịch sử 11 CTST bài 3 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 3 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

1. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT.

a) Qúa trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

CH: Trình bày quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. 

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:

- Năm 1917, cánh mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Ngày 30/12/1922, dựa trên cơ sở thành tựu đạt được, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập. 

- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên được thông qua. 

=> Hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.  

b) Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

CH: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.  

Hướng dẫn trả lời:

- Đã làm thay đổi căn bản số phận dân tộc Nga, đưa nước Nga từ một nước phong kiến, tư bản lạc hậu, nghèo đói trở thành một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự, ... hàng đầu thế giới; 

- Đưa quần chúng công - nông từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; vai trò, vị thế của nước Nga trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. 

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

CH: Trình bày quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hướng dẫn trả lời:

- 1945-1949: Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, ban hành các quyền tự do dân chủ. 

- 1950-Nửa đầu thập niên 1970: Đông Âu nhận được sự trợ giúp của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Nửa sau 1970 và trong 1980: khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. 

b) Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh

CH: Nêu quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh. 

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh:

* Châu Á:

- Trung Quốc: Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 

- Mông Cổ: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập năm 1924. 

- Triều Tiên: Ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập. 

- Lào: Sau 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triên kinh tê - xã hội. 

- Việt Nam: Sau thắng lợi của CMT8, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).  Tuy nhiên sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, năm 1975 đất nước ta mới từng bước đi lên XHCN. 

* Mỹ La-tinh:

- Cu-ba: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. 

c) Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

CH: Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Hướng dẫn trả lời:

Sự sụp đổ này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, ...

- Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương. 

- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

- Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc

- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển như thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển từ Đông Âu đến khu vực châu Á và Mỹ La-tinh: 

* Đông Âu: 

- 1945-1949: Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, ban hành các quyền tự do dân chủ. 

- 1950-Nửa đầu thập niên 1970: Đông Âu nhận được sự trợ giúp của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Nửa sau 1970 và trong 1980: khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. 

* Châu Á:

- Trung Quốc: Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 

- Mông Cổ: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập năm 1924. 

- Triều Tiên: Ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập. 

- Lào: Sau 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triên kinh tê - xã hội. 

- Việt Nam: Sau thắng lợi của CMT8, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).  Tuy nhiên sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, năm 1975 đất nước ta mới từng bước đi lên XHCN. 

* Mỹ La-tinh:

- Cu-ba: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. 

CH2: Chỉ ra những hạn chế trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. 

Hướng dẫn trả lời:

- Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, ...

- Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương. 

- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

- Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc

- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài. 

Vận dụng 

CH: Chọn một nước xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu thông tin và trình bày về sự phát triển của quốc gia nay.

Hướng dẫn trả lời:

- Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thực chất là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN.  

- Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam. 

- Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó và trước hết là đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, bỏ qua chế độ TBCN thông qua các kì Đại hội Đảng. 

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 11, giải lịch sử 11 CTST, soạn lịch sử 11 CTST

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net