Soạn siêu ngắn lịch sử 11 CTST bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX). Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

1. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU THỜI BẮC THUỘC.

a) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

CH: Trình bày nội dung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc. 

Hướng dẫn trả lời:

 

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Bà Triệu

Khởi nghĩa Lý Bí

Khởi nghĩa Phùng Hưng

Thời gian

Năm 40- 43

Năm 248

Năm 542 – 560

Năm 776

Lãnh đạo

Hai Bà Trưng

Bà Triệu

Lý Bí

Phùng Hưng

Địa điểm

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Cửu Chân

Giao Châu

Tống Bình (Hà Nội)

Diễn biến chính và kết quả

+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

+ Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa 

+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu anh dũng hi sinh.

+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân. 

+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

+ Năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm, giành quyền tự chủ trong một thời gian.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại Tống Bình.

b) Ý nghĩa

CH: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. 

Hướng dẫn trả lời:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta. 

- Để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

2. KHỞI NGHĨA LAM SƠN.

CH: Quan sát bảng 8.2 và hình 8.3 (SGK trang 57, 59) , nêu diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 

Hướng dẫn trả lời:

Bối cảnh lịch sử

Diễn biến

Ý nghĩa

+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. 

+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. 

+ Lê Lợi đã tập hợp lực lượng phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Giai đoạn 1418 - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn. 

+ Giai đoạn 1424- 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. 

+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

+ Đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.

+ Thể hiện ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.

3. PHONG TRÀO TÂY SƠN.

CH: Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. 

Hướng dẫn trả lời:

Bảng tóm tắt nét chính về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng.

=> Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo.

Diễn biến chính

- Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Từ năm 1774 - 1786: nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Năm 1785, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội.

- Tết Kỷ Dậu (năm 1789), giải phóng Thăng Long, khôi phục nền độc lập cho đất nước.

Ý nghĩa

- Lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

4. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ.

CH: Nêu các bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam. 

Hướng dẫn trả lời:

+ Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân:  nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo. 

+ Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. 

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: Nghệ thuật quân sự quan trọng nhất trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH: Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý:

 A table with many different languages

Description automatically generated with medium confidence

Hướng dẫn trả lời:

STT

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Thời gian

Người lãnh đạo

Những trận đánh lớn

Kết quả

1

Hai Bà Trưng

40 - 43

Hai Bà Trưng

Hát Môn;

Mê Linh;

Cổ Loa;

Luy Lâu

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

- Bị nhà Hán đàn áp.

2

Bà Triệu

248

Bà Triệu

Núi Nưa;

Núi Tùng, …

Bị nhà Ngô đàn áp.

3

Lý Bí

542 - 544

Lý Bí

Long Biên

- Giành được chính quyền, lập nên nhà nước Vạn Xuân

4

Triệu Quang Phục

545 - 571

Triệu Quang Phục

Dạ Trạch, …

- Đánh đuổi quân Lương xâm lược, bảo vệ nền độc lập cho nước Vạn Xuân

5

Phùng Hưng

766 - 791

Phùng Hưng

Tống Bình

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

- Bị nhà Đường đàn áp.

Vận dụng

CH: Sưu tầm các nguồn tài liệu sách, Internet để giới thiệu với các bạn trong lớp về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. 

Hướng dẫn trả lời:

Bối cảnh

Diễn biến

Ý nghĩa

+ Tháng 10/1427, nhà Minh điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông.  

+ Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định chọn đạo quân thứ nhất của địch làm đối tượng quyết chiến chủ yếu.

+ Ngày 8/10/1427, đạo quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy đã tiến vào Lạng Sơn.

+ Sau khi Liễu Thăng tử trận, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy, bị ta đánh hàng vạn tên bị chết trong đó Lương Minh cũng bị đâm chết tại trận.

+ Sau khi Lương Minh tử trận, Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, cùng với các tướng Lý Khánh, Hoàng Phúc, nhiều tướng Minh bị tiêu diệt, tướng Lý Khánh uất ức và tuyệt vọng phải thắt cổ tự tử.

+ Ngày 3/11/1427, nghĩa quân Lam Sơn từ bốn hướng tổng công kích, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân Minh.

Đã đập tan ý chí xâm lược của quân Minh.

- Đến ngày 3/1/1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước. Đất nước ta được hoàn toàn giải phóng.

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 11, giải lịch sử 11 CTST, soạn lịch sử 11 CTST

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net