Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 chân trời bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 19: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Hình 2 hình 3

Trả lời:

 Chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng Tây Nguyên:

+ Thiên nhiên vùng Tây Nguyên mang nét hoang sơ, hùng vĩ của những cánh rừng lớn, trải dài tít tắp nhưng cũng rất đẹp và thơ mộng.

+ Địa hình Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

+ Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

KHÁM PHÁ

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của vùng Tây Nguyên.

- Nêu tên các quốc gia, vùng tiếp giáp với Tây Nguyên

Trả lời:

- Vị trí tiếp giáp:

+ Vùng Tây Nguyên giáp với Lào và Cam-pu-chia, giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Nam Bộ.

+ Tây Nguyên là vùng không giáp biển.

2. Đặc điểm thiên nhiên

a) Địa hình

Câu hỏi: Dựa vào bảng 1, quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của các cao nguyên của vùng Tây Nguyên

- Nêu tên các cao nguyên. Cao nguyên nào cao nhất và thấp nhất?

Bảng 1. Độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên

Tên cao nguyên

Độ cao trung bình (m)

Kon Tum

500

Pleiku    

800

Đắk Lắk 

500

Mơ Nông

800

Di Linh   

1000

Lâm Viên

1500

Trả lời:

- Các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên là:

+ Cao nguyên Kon Tum;

+ Cao nguyên Pleiku;

+ Cao nguyên Đắk Lắk;

+ Cao nguyên Mơ Nông;

+ Cao nguyên Lâm Viên;

+ Cao nguyên Di Linh.

- Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình cao nhất, cao 500 m; cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đắk Lắk có độ cao trung bình thấp nhất (500 m).

b) Khí hậu

Câu hỏi: - Dựa vào bảng 2, em hãy:

  • Liệt kê các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

  • So sánh lượng mưa giữa các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

  • Cho biết chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất ở Pleiku là bao nhiêu.

- Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên.

Bảng 2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Pleiku (Gia Lai)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

3

7

28

95

226

357

453

493

360

181

57

13

Nhiệt độ (oC)

19

21

23

24

24

23

22

22

22

22

21

19

       Mùa khô                 Mùa mưa

Trả lời:

Quan sát bảng 2, ta thấy:

- Mùa mưa ở Pleiku bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô ở Pleiku bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.

- Ở Pleiku:

+ Trong mùa mưa, tháng 8 có lượng mưa cao nhất (493 mm); tháng 10 có lượng mưa thấp nhất (181 mm).

+ Trong mùa khô, tháng 4 có lượng mưa cao nhất (95 mm) và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất (3 mm).

- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 4, tháng 5 - 24oC) với tháng lạnh nhất (tháng 12 và tháng 1 - 19oC) là 5oC

 Đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên

- Khí hậu vùng Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, một số nơi địa hình cao có khí hậu mát mẻ.

- Lượng mưa lớn, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Mùa khô, nhiều tháng có hiện tượng khô hạn.

c) Đất

Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy cho biết loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Vùng Tây Nguyên có đất đỏ badan là chủ yếu. Đất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để trồng các cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su,...

d) Rừng

Câu hỏi: Quan sát các hình 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:

- Kể tên một số vườn quốc gia, các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

- Nêu vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

- Kể tên:

+ Một số vườn quốc gia ở vùng Tây Nguyên: vườn quốc gia Chư Mom Ray; vườn quốc gia Kon Ka Kinh; vườn quốc gia Yok Đôn; vườn quốc gia Chư Yang Sin; vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà; vườn quốc gia Tà Đùng.

+ Các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: rừng rậm nhiệt đới và rừng rụng lá vào mùa khô (còn gọi là rừng khộp).

- Vai trò của rừng:

  • Điều hòa nguồn nước;
  • Hạn chế gió bão;
  • Chống xói mòn đất;
  • Cung cấp gỗ, dược liệu;
  • Điều hòa không khí, tạo khí oxy;
  • Là nơi cư trú của các loài động vật.

- Biện pháp bảo vệ rừng:

  • Ngăn chặn phá rừng;
  • Phòng, chống cháy rừng;
  • Có kế hoạch trồng, tái tạo rừng sau khi khai thác;
  • Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên

Trả lời:

Sơ đồ thiên nhiên Tây Nguyên

Câu 2: Vì sao cần bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

Trả lời:

 Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến vùng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung ở phía Đông.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền bảo vệ rừng

Trả lời:

Trả lời

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 chân trời , giải sách Lịch sử và địa lí 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 2 Thiên nhiên và con người địa phương
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 6 Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 7 Đền Hùng và lễ Giổ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 8 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 12 Thăng Long - Hà Nội
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 14 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 17 Cố Đô Huế
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 18 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 25 Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 26 Thành phố Hồ Chí Minh
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 27 Địa đạo Củ Chi


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com