Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 chân trời bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 21: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em hãy cho biết bạn học sinh nào dưới đây đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên

Trả lời:

Bạn học sinh ở hình c c đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên. bạn a mặc trang phục áo dài, bạn b mặc trang phục người Nam Bộ

KHÁM PHÁ

1. Một số nét về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên

a) Nhà Rông

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy mô tả nhà rông ở Tây Nguyên

Trả lời:

- Mô tả về nhà Rông:

+ Một trong những nét văn hóa nổi bật của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên là nhà Rông. Đây là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

+ Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.

+ Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,...

+ Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

b) Trang phục

Câu hỏi: Quan sát các hình 3, 4 và đọc thông tin, em hãy cho biết người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì. Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào? 

Trả lời:

- Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm - loại vải dệt thủ công.

- Màu sắc chủ đạo trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên là màu đỏ và đen.

c) Lễ hội

Câu hỏi: Quan sát các hình 5, 6 và đọc thông tin, em hãy nêu một số nét chính về lễ hội đua voi và lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên

Trả lời:

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

2. Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy cho biết những hoạt động nào của anh hùng N'Trang Lơng, anh hùng Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.

Trả lời:

- Những hành động của N'Trang Lơng, Đinh Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên:

+ N'Trang Lơng lãnh đạo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,.... nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách xâm lược của thực dân Pháp.

+ Đinh Núp dùng nỏ phục kích, bắn chảy máu lính Pháp; lãnh đạo nhân dân các buôn làng tham gia các tổ du kích, xây dựng làng chiến đấu và chống lại sự càn quét của thực dân Pháp.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em hãy tìm các từ khóa phù hợp với mô tả dưới đây và ghi vào vở.

a) Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên

?

b) Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này

  ?  

c) Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống

  ?  

d) Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc người M'nông, Xtiêng nổi dậy chống thực dân Pháp

  ?  

đ) Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ

  ?  

Trả lời:

a) Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên

Nhà Rông

b) Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này

Mùa xuân

c) Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống

Thổ cẩm

d) Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc người Mnông, Xtiêng nổi dậy chống thực dân Pháp

N'Trang Lơng

đ) Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ

Đinh Núp

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu và giới thiệu một trang phục dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em ấn tượng

Trả lời:

Giới thiệu về trang phục của người Ê Đê

- Theo truyền thống, trang phục của người Ê đê thường là màu đen hoặc chàm, trên đó có trang trí hoa văn sặc sỡ.

+ Phần lớn phụ nữ đều mặc váy, quấn váy, còn đàn ông mặc khố, mặc áo.

+ Để tạo ra những sản phẩm trang phục đẹp và độc đáo, phụ nữ Ê đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt ra những tấm vải thổ cẩm, để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 chân trời , giải sách Lịch sử và địa lí 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 2 Thiên nhiên và con người địa phương
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 6 Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 7 Đền Hùng và lễ Giổ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 8 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 12 Thăng Long - Hà Nội
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 14 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 17 Cố Đô Huế
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 18 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 25 Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 26 Thành phố Hồ Chí Minh
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 27 Địa đạo Củ Chi


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com