Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 chân trời bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát hình 1, em hãy trình bày hiểu biết của em về sông Hồng.

Trả lời:

  • Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) 

  • con sông có tổng chiều dài là 1.149 km

  •  bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 510 km. 

  • Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

KHÁM PHÁ

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Quan sát hình 2, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- Kể tên các vùng và vịnh biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:

  • Ví trí: Đồng bằng sông Hồng là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành, gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.

  • Khu vực tiếp giáp:  Phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía nam giáp với Duyên hải miền Trung; phía đông là vịnh Bắc Bộ.

2. Một số đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất, đời sống

a) Địa hình

Quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ các khu vực địa hình có độ cao: 0 - 50m, 50 - 200m và trên 500m. Khu vực nào có diện tích lớn nhất?

- Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:

  • Khu vực địa hình có độ cao 0 - 50m: Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương,...

  • Khu vực địa hình có độ cao  50 - 200m: Tam Đảo

  • Khu vực địa hình có độ cao trên 500m: Tam Điệp

  • Khu vực nào diện tích lớn nhất: Hưng Yên

  • ảnh hưởng của địa hình đến sản xuất và đời sống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

  • Địa hình vùng đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản,... Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch

  • Tuy nhiên, địa hình có nhiều ô trung thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

b) Khí hậu

Câu hỏi: Đọc bảng số liệu và thông tin, em hãy cho biết:

- Những tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20℃, những tháng nào lượng mưa trung bình trên 100 mm.

- Một số ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của thành phố Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (℃)

16

17

20

24

27

29

29

28

27

25

21

18

Lượng mưa (mm)

19

26

44

90

189

240

288

318

265

131

43

23

Trả lời:

- Xác định:

+ Những tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20°C là: tháng 12, tháng 1, tháng 2.

+ Những tháng có lượng mưa trung bình trên 100 mm là: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống:

+ Ảnh hưởng tích cực: khí hậu vùng Đồng bằng Bắc Bộ tạo thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt trồng rau vụ đông.

+ Ảnh hưởng tiêu cực: khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.

c) Sông ngòi

Câu hỏi: Quan sát hình 2, hình 6 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Cho biết thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi mang lại cho sản xuất và đời sống của vùng

Trả lời:

- Một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy,…

- Thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại:

+ Thuận lợi: cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Khó khăn: mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thuỷ, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn; mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dễ gây ra tình trạng lũ lụt.

3. Bảo vệ thiên nhiên

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết:

- Hiện trạng môi trường thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên của vùng

Trả lời:

- Hiện trạng: Thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đa dạng, nhưng hiện nay môi trường thiên nhiên đang bị suy thoái: đất bị bạc màu, ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên sinh vật suy giảm...

- Biện pháp bảo vệ thiên nhiên:

+ Chú trọng bảo vệ rừng;

+ Khai thác tài nguyên tiết kiệm;

+ Cải tạo đất, hướng đến phát triển bền vững.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy hoàn thành thông tin về một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu và sông ngòi vùng Đồng bằng Bắc Bộ theo bảng gợi ý dưới đây:

Nhân tố

Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình

?

?

Sông ngòi

?

?

Khí hậu

?

?

Trả lời:

Nhân tố

Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình

+ Xây dựng nhà ở, các công trình, giao thông và sản xuất.

+ Vùng đồi núi và nhiều nơi có phong cảnh đẹp, thuận lợi phát triển du lịch.

+ Phía trong đê, đất dần bị bạc màu.

+ Các vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa.

Sông ngòi

+ Cung cấp nước cho đời sống và sản xuất;

+ Là điều kiện để phát triển giao thông đường thuỷ.

mùa lũ thừa nước; mùa cạn thiếu nước.

Khí hậu

Thuận lợi cho trồng trọt, cây ăn quả lâu năm

Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển, mùa đông có sương muối, hoa màu kém phát triển

Câu 2: Em quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nào nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ? Vì sao?

Trả lời:

- Em quan tâm nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Vì:

+ Nước có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người và các loài sinh vật.

+ Hiện nay, môi trường nước của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác, như: ung thư,…

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn (không quá 100 chữ) về một vấn đề môi trường đang diễn ra ở địa phương em.

Trả lời:

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng được lưu tâm hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì và nó có tác hại như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng mang tính tiêu cực, là hiện trạng các môi trường đất, biển, nước, đang dần bị biến đổi do sự tác động của con người. Tình trạng này gây ra rất nhiều tác hại. Thứ nhất, nó gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi con người. Vậy làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Có lẽ, việc làm đầu tiên chính là mỗi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền từ đó đấu tranh, giảm thiểu, đưa ra những hình phạt xứng đáng đối với những kẻ có hành động hủy hoại môi trường. Thật vậy, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày ngày hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Bởi lẽ đó, hãy cùng nhau chung tay ngăn chặn nó, hãy vì mái nhà chung của chúng ta mà đứng dậy quyết tâm hủy diệt nó.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 chân trời , giải sách Lịch sử và địa lí 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 2 Thiên nhiên và con người địa phương
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 6 Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 7 Đền Hùng và lễ Giổ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 8 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 12 Thăng Long - Hà Nội
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 14 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 17 Cố Đô Huế
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 18 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 25 Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 26 Thành phố Hồ Chí Minh
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 27 Địa đạo Củ Chi


Copyright @2024 - Designed by baivan.net