Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 bộ sách mới kết nối tri thức Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
https://scratch.mit.edu/projects/781207755/
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS làm quen với những hiện tượng, sự vật trong cuộc sống có liên quan đến khái niệm đệ quy sẽ học trong bài.
- Kích thích sự tò mò cho người học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt:
Năm 1883, tại một số tỉnh thành của Việt Nam và tại Pháp xuất hiện một trò chơi được quảng cáo với tên "Tháp Hà Nội" (La tour d'Hanoi). Trò chơi nàyđược bán rộng rãi và theo một tờ quảng cáo vào thời
gian đó là sẽ trao giải hàng triệu francs cho ai có
thể giải được tất cả các mức từ tháp nhất đến cao
nhất là 64 đĩa. Trong tờ rơi đó cũng đưa ra con số
18 446 744 073 709 561 615 buớc chuyển cho
trường hợp 64 đĩa và khuyến cáo rằng sẽ cần hàng tỉ năm đẻ giải được trò chơi này.
Trò chơi như sau: có ba cái cọc (ví dụ cọc 1, 2, 3) và n cái đĩa được xếp tại cọc 1 theo thứ tự to dàn từ trên xuống. Yêu cầu chuyên n đĩa này sang cọc 3 với điều kiện là được dùng cọc 2 làm trung gian, mối lằn chỉ được phép chuyển 1 đĩa và không cho phép đặt đĩa to chồng lên đĩa nhỏ.
Em hãy suy nghĩ và thử giải trò chơi trên với n = 1, 2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Làm thế nào để giải được bài toán Tháp Hà Nội bằng cách sử dụng kĩ thuật đệ quy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu - Bài 4: Bài toán tháp Hà Nội.
Hoạt động 1: Mô tả bài toán Tháp Hà Nội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 19: Đọc, tìm hiểu bài toán Tháp Hà Nội và thực hiện giải trò chơi này với số lượng đĩa nhỏ (1,2,3). Em có nhận xét gì về lời giải bài toán với n = 1, 2, 3? - GV cho HS xem sơ đồ lời giải bài toán với các trường hợp nhỏ n = 1,2, 3 hoặc cho HS xem chương trình mô phỏng lời giải bài toán này, từ đó HS có thể trao đổi, thảo luận để đưa ra các nhận xét ban đầu của mình. - GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi để củng cố kiến thức: Câu 1: Mô tả lời giải bài toán với trường hợp n = 1, 2, 3 ở trên (không dùng hình vẽ mô tả). Câu 2: Mô tả lời giải bài toán với n = 1, 2, 3 nếu yêu cầu là di chuyền các đĩa từ cọc 1 Sang cọc 2 (cọc 3 là cọc trung gian). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, thảo luận để trả lời Hoạt động 1 SGK trang 19. - HS tìm hiểu khái niệm đệ quy và các ví dụ minh họa. - HS làm việc nhóm đôi để trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1. - HS xung phong phát biểu khái niệm đệ quy và nêu các ví dụ. - GV gọi 1 - 2 HS trả lời Câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. |
1. Mô tả bài toán Tháp Hà Nội - Hoạt động 1: Với n = 1 ta có H(1) = 1 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.3 SGK tr20. Với n = 2 ta có H(2) = 3 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.4 SGK tr20. Với n = 3 ta có H(3) = 7 Các bước của bài toán được mô tả ở hình 4.5 SGK tr21. Câu hỏi: Câu 1. Mô tả bằng lời lời giải bài toán Tháp Hà Nội: chuyển n dĩa từ cọc 1 sang cọc 3, lấy cọc 2 làm trung gian. - Với n = 1, chỉ cẩn 1 bước. - Với n =2, cần 2 bước. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 3 - Với n =3, cần 6 bước. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 2 Chuyển đĩa 3 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 1 Chuyển đĩa 2 từ cọc 2 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Câu 2. Bài toán chuyển n đĩa từ cọc 1 sang cọc 2, lẩy cọc 3 làm trung gian. - Với n=2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 2 - Với n=3. Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 2 từ cọc 1 sang cọc 3 Chuyển đĩa 1 từ cọc 2 sang cọc 3 Chuyển đĩa 3 từ cọc 1 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 3 sang cọc 1 Chuyển đĩa 2 từ cọc 3 sang cọc 2 Chuyển đĩa 1 từ cọc 1 sang cọc 2 |
Hoạt động 2: Ý tưởng lời giải bài toán Tháp Hà Nội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành Hoạt động 2 SGK trang 21: Đọc, trao đổi để hiểu được ý tưởng thiết kế đệ quy cho lời giải bài toán Tháp Hà Nội. - GV lần lượt cho các nhóm lên trình bày lời giải chỉ tiết cho các trường hợp n = 1,2, 3, từ đó rút ra quy luật đệ quy. GV chốt kiến thức đưa ra sơ đồ lời giải tổng quát. - GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời Câu hỏi để củng cố kiến thức: Viết sơ đồ chi tiết giải bài toán Tháp Hà Nội cho trường hợp n = 4. Tính H(4). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, thảo luận để trả lời Hoạt động 2 SGK trang 21. - HS làm việc nhóm đôi để trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2. - HS xung phong phát biểu ý tưởng giải bài toán Tháp Hà Nội. - GV gọi 1 - 2 HS trả lời Câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Ý tưởng lời giải bài toán Tháp Hà Nội Đề mô tả phép chuyển đĩa k từ cọc i đến cọc j chúng ta dùng kí hiệu sau: k:i j //chuyển đĩa k từ cọc i sang cọc j. a) Trường hợp n = 1 1: 1 3 b) Trường hợp n = 2 1: 1 2 2: 1 3 1: 2 3 c) Trường hợp n = 3 Bước 1: 1: 1 3 2: 1 2 1: 3 2 Bươc 2: 3: 1 3 Bước 3: 1: 2 1 2: 2 3 1: 1 3 → Kết luận: Ý tường giải bài toán Tháp Hà Nội có n đĩa từ cọc 1 sang cọc 3 như sau: Bước 1. Chuyền n - 1 đĩa từ cọc 1 sang cọc 2 lấy cọc 3 làm trung gian. Bước 2. Chuyển đĩa n từ cọc 1 sang cọc 3. Bước 3. Chuyển n -1 đĩa từ cọc 2 sang cọc 3 lấy cọc 1 làm trung gian. Câu hỏi: Sơ đồ lời giải cho n = 4. Chuyển n đĩa từ cọc 1 sang cọc 3, lấy cọc 2 làm trung gian. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Tải giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 Kết nối Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính kết nối Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội