Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 bộ sách mới kết nối tri thức Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể về một trường hợp dưới 18 tuổi phạm tội mà em biết.
+ Chia sẻ bài học rút ra từ trường hợp này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Pháp luật hình sự luôn đề cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm lứa tuổi vị thành niên chưa pháp triển đầy đủ về thể chất, trình độ nhận thức, tâm lí mà pháp luật hình sự đã có những quy định riêng cho lứa tuổi này để đảm bảo tính khách quan, chính xác và thể hiện tính ưu việt trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Bài học này giúp chúng ta biết được nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Qua đó, các em tự xây dựng ý thức chấp hành pháp luật hình sự và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chúng ta cùng vào Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thanh niên.
Hoạt động 1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao S và H cùng tham gia vụ trộm cắp tài sản nhưng chỉ có S bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn H bị xử lí hành chính?
+ Tại sao khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải xác định rõ tuổi của người vi phạm?
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét và kết luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông SGK tr.54 và trả lời câu hỏi: + Vì sao S và H cùng tham gia vụ trộm cắp tài sản nhưng chỉ có S bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn H bị xử lí hành chính? + Tại sao khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải xác định rõ tuổi của người vi phạm? - GV hướng dẫn HS tham khảo thông tin phần Ghi nhớ SGK tr.55 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK.tr54 và trả lời câu hỏi. - HS tham khảo thông tin SGK tr.55 để tìm hiểu về quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trình bày về quy định độ tuổi trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự * Trả lời câu hỏi - Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mặc dù S và H là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản nhưng S trên 16 tuổi nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự); H 13 tuổi bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm luật của mình. - Điều 12 Bộ luật Hình sự về quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Quy định này dựa trên sự phát triển về nhận thức, tâm sinh lí của người dưới 18 tuổi. Vì thế, khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự cần xác định rõ độ tuổi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp SGK và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đổi với C và T.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự.
- GV mời một vài nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận về nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc các trường hợp SGK tr.55 và trả lời câu hỏi: + Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đổi với C và T. + Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự. - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.55 để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Hình sự. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.55 để tìm hiểu về nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS trình bày nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Tìm hiểu nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội * Trả lời câu hỏi thảo luận - C và T thật sự ăn năn, hối lỗi về hành vi của mình. Bản thân C và T đã cùng gia đình khắc phục hậu quả, thành thật khai báo, nhận tội. Nhận thấy C và T có khả năng giáo dục, cải tạo, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T. - Nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự, đồng thời bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi thực hiện mục đích chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, trình độ nhận thức hạn chế, dễ bị kích động, bị lôi kéo nhưng cũng dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo. Việc phạm tội của người dưới 18 tuổi có một phần trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. * Nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, phải đảm bảo lợi ích tốt nhất và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. - Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc trường hợp pháp luật quy định, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phân lớn hậu quả, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định. - Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm vệ nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. - Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm đọc thông tin, nghiên cứu trường hợp, thảo luận về một biện pháp giám sát, giáo dục và trả lời các câu hỏi tương ứng ở cuối mỗi biện pháp.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý.
- GV nhận xét và góp ý về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập KTPL 10 kết nối Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan