Tải giáo án Powerpoint Công nghệ 3 CTST 8: Làm biển báo giao thông

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Công nghệ 3 bộ sách Chân trời sáng tạo [..]. Soạn giáo án HĐTN 3 CTSTđược thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Chào mừng các em đến với buổi học ngày hôm nay

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
  2. VẬT DỤNG VÀ DỤNG CỤ LÀM MÔ HÌNH BIỂN BÁO CẤM ĐI NGƯỢC CHIỀU.
  3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN.
  4. THỰC HÀNH.
  5. THỰC HÀNH MỞ RỘNG.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Cô mời cả lớp cùng lắng nghe giai điệu của bài hát “An toàn giao thông” trình bày Bảo An.

Hướng dẫn:

  • Các em quan sát tranh trong SGK trang 50.
  • Mô tả lại nội dung có trong bức tranh.

Bài 8: Làm biển báo giao thông ( tiết 1)

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu biển báo giao thông đường bộ

Hướng dẫn:

  • Các em làm việc theo nhóm.
  • Các em hãy nêu tên hoặc ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ trong các hình SGK trang 51.
  1. Biển báo cấm người đi bộ qua lại.
  2. Biển báo gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua .
  3. Biển đường cấm, báo đường cấm tất cả các loại phương tiện.
  4. Biển đường dành cho xe thô sơ.
  5. Biển nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật.
  6. Biển vị trí người đi bộ sang ngang.

KẾT LUẬN

  • Biển báo giao thông có ý nghĩa hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đúng luật.
  • Bao gồm biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và các loại biển báo khác.

HOẠT ĐỘNG 2

Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều

Hướng dẫn:

  • Các em thảo luận theo nhóm.
  • Mô tả cấu tạo của mô hình làm biển báo cấm đi ngược chiều.

HOẠT ĐỘNG 2

Cấu tạo của mô hình làm biển báo cấm đi ngược chiều

  • Biển báo: đường kính 5 cm.
  • Đế biển báo và mấu cắm: đường kính đế 5 cm.
  • Cột biển báo: chiều cao 15 cm.

Các vật liệu dụng cụ

Các em lưu ý:

Em lưu ý an toàn trong khi sử dụng dụng cụ; ưu tiên lựa chọn vật liệu đã qua sử dụng, thân thiện với môi trường và con người để làm biển báo giao thông.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Ôn tập lại nội dung  bài học ngày hôm nay.

Đọc và chuẩn bị trước cho các buổi học sau.

Bài 8: Làm biển báo giao thông ( tiết 2+ 3)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

Hướng dẫn:

  • Các em dựa vào danh sách các vật liệu cần chuẩn bị trong SGK đã nêu.
  • Cùng kiểm tra chéo dụng cụ với bạn bên cạnh xem đã đủ chưa?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu quy trình thực hiện

  1. Để làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều, em phải thực hiện theo mấy bước?
  2. Hãy mô tả từng bước thực hiện.
  3. Trong quá trình thực hiện, em cần lưu ý điều gì?

Gợi ý: Em  quan sát mô hình và đọc thông tin trong SGK trang 51.

Biển báo giao thông

Làm biển báo

Làm đế biển báo

Lắp ráp và kiểm tra

Làm cột biển báo

Làm đế biển báo

Bước 1: sử dụng thước rập tròn để để vẽ 3 hình tròn trên giấy bìa cứng có đường kính lần lượt là 3 cm, 4 cm, 5cm.

Bước 2: dán chồng 3 hình tròn lên nhau sao cho tâm của chúng trùng nhau.

Bước 3: cắt một đoạn ống hút giấy loại lớn dài 1 cm. Dùng kìm bấm lỗ giấy tròn để tạo lỗ tâm.

Bước 4: cắt 1 hình tròn từ giấy bìa cứng và 1 hình tròn từ giấy thủ công màu đỏ có đường kính 5 cm.

Bước 5: dán chồng khít hình tròn từ giấy thủ công màu đỏ lên hình tròn từ giấy bìa cứng.

Bước 6: cắt 1 hình chữ nhật màu trắng có kích thước 1 cm x 4 cm và dán vào mặt trước hình tròn màu đỏ.

Bước 7: cắt 1 ống hút bằng giấy loại nhỏ có chiều dài 15 cm.

Bước 8: dán mặt sau của biển báo lên một đầu của ống (cột biển báo).

Bước 9: lắp và cố định đầu còn lại của cột biển báo vào mấu cắm; kiểm tra lại mô hình đã làm xong.

KẾT LUẬN

Mô hình làm biển báo giao thông được làm theo các bước sau:

  • Tìm hiểu sản phẩm mẫu.
  • Lựa chọn vật liệu, dụng cụ.
  • Làm đế, làm biển báo và làm cột biển báo.
  • Lắp ráp, kiểm tra mô hình.

HOẠT ĐỘNG 2

Thực hành làm mô hình biển báo cấm xe đi ngược chiều

Hướng dẫn:

  • Em làm cá nhân sản phẩm của mình.
  • Các em thực hành làm biển báo cấm đi ngược chiều theo các bước đã được hướng dẫn.

Các em lưu ý:

  • Làm sản phẩm đúng kích thước.
  • Mô hình đứng vững trên mặt bàn phẳng.
  • Có tính thẩm mĩ, phù hợp với loại hình biển báo.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

CÁC EM NHỚ NHÉ!

Hoàn thiện sản phẩm để cùng trình bày trước lớp.

Đọc và chuẩn bị trước cho các buổi học sau.

Bài 8: Làm biển báo giao thông ( tiết 4)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

Hướng dẫn:

  • Các em cùng chơi trò chơi “ghép biển báo”.
  • Mỗi ô cửa chứa một biển báo giao thông, em hãy nối các biển với đúng mô tả của chúng để được một biển báo giao thông đúng quy định.
  • biển báo cấm rẽ trái có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang trái trừ các loại xe ưu tiên theo quy định.
  • biển báo cấm xe đạp đi qua. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.
  • biển báo cấm rẽ trái có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang trái trừ các loại xe ưu tiên theo quy định
  • biển báo giao nhau có tín hiệu đèn báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống ba đèn bật theo chiều đứng).
  • biển báo cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt khi qua đường.
  • biển báo cấm xe đạp đi qua. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.
  • biển báo dành cho người đi bộ dùng để báo hiệu đường dành cho người đi bộ.
  • biển báo cấm xe đạp đi qua. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.
  • biển báo bệnh viện để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá,....
  • biển báo cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt khi qua đường.
  • biển báo cấm rẽ trái có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang trái trừ các loại xe ưu tiên theo quy định.
  • biển báo cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt khi qua đường.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

THỰC HÀNH MỞ RỘNG

Em hãy làm 1 trong 2 mô hình biển báo giao thông đường bộ sau đây:

GỢI Ý

  1. Vẽ điểm giao nhau giữa hai đường tròn.
  2. Vẽ hình tam giác
  3. Vẽ điểm giao nhau giữa hai đường tròn.
  4. Dán hình tam giác

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

GHI NHỚ

  • Biển báo giao thông có ý nghĩa hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đúng luật.
  • Mô hình biển báo giao thông được làm theo các bước sau: tìm hiểu sản phẩm mẫu, lựa chọn vật liệu, dụng cụ; làm đế, làm biển báo và cột biển báo; lắp ráp và kiểm tra mô hình.
  • Em lưu ý an toàn khi sử dụng dụng cụ; ưu tiên sử dụng vật liệu đã qua sử dụng, thân thiện với môi trường và con người để làm biển báo giao thông; tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông.

CÁC EM NHỚ NHÉ!

Hoàn thiện sản phẩm để cùng trình bày trước lớp, học thuộc ghi nhớ.

Đọc và chuẩn bị trước cho các buổi học sau.

Cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Công nghệ 3 CTST 8: Làm biển báo giao thông

Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Công nghệ 3 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Công nghệ 3 CTST [..], giáo án trình chiếu Công nghệ 3 chân trời [..]

Giải công nghệ 3 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay