Tải giáo án Powerpoint Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

Tải bài giảng điện tử powerpoint Công nghệ cơ  11 KNTT tri thức bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

          Quan sát hình 19.1 SGK tr. 93 và trả lời câu hỏi:

  • Nhận biết chi tiết xu páp trên hình 19.1.
  • Xu páp đóng, mở được thực hiện như thế nào?

>>> 

  • Thông qua bộ truyền dẫn xích từ trục khuỷu tới trục cam, trục khuỷu sẽ kéo trục cam quay khi động cơ làm việc.
  • Trên trục cam có các vấu cam, khi trục cam quay sẽ làm vấu cam quay theo và tì lên bộ truyền dẫn nén lò xo của cơ cấu lại để mở xu páp.
  • Sau khi vấu cam không tì lên bộ truyền dẫn nữa thì xu páp đóng lại nhờ hồi vị lò xo của cơ cấu.

BÀI 19: CÁC CƠ CẤU TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Cơ cấu phối khí

Thân máy và nắp máy

  1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

          Quan sát hình 19.2 SGK tr. 93 và trả lời câu hỏi:

Nêu các chi tiết chính và chuyển động của các chi tiết trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền khi động cơ làm việc.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trong động cơ đốt trong:

Pít-tông

Trục khuỷu

Bánh đà

Thanh truyền

Khi động cơ làm việc: pít-tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền và làm trục khuỷu quay.

Khám phá

Thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 19.2 và cho biết thanh truyền được kết nối với pít-tông và trục khuỷu như thế nào?

Pít-tông lắp với một đầu (đầu nhỏ) của thanh truyền bằng chốt pít-tông, đầu còn lại (đầu to) của thanh truyền lắp với chốt khuỷu của trục khuỷu để truyền lực từ pít-tông đến trục khuỷu và ngược lại.

  1. Pít-tông

Đọc nội dung mục I.1, quan sát hình 19.3 SGK tr. 94 và trả lời câu hỏi:

Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông.

Nhiệm vụ: Pít-tông cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc; pít-tông nhận lực đẩy của khí cháy truyền cho trục khuỷu trong kì nổ và nhận lực từ trục khuỷu trong các kì nạp, nén và thải.

Cấu tạo gồm 3 phần chính:

(A) Đỉnh pít-tông: nơi trực tiếp nhận lực đẩy của khí cháy.

(B) Đầu pít-tông: có các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu.

(C) Thân pít-tông: có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít-tông chuyển động trong xi lanh.

Kết nối năng lực

Em hãy tìm hiểu và cho biết nhiệm vụ của xéc măng. Có mấy loại xéc măng? Đó là những loại nào?

Nhiệm vụ: bao kín buồng cháy.

Phân loại:

  • Xéc măng khí: ngăn không cho khí cháy lọt từ buồng chảy xuống các te; làm mát đỉnh pít-tông.
  • Xéc măng dầu: ngăn không cho dầu bôi trơn từ các te lọt vào buồng cháy.
  1. Thanh truyền

Đọc nội dung mục I.2, quan sát hình 19.4 SGK tr. 94 và trả lời câu hỏi:

Nêu nhiệm vụ và cấu tạo thanh truyền.

Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết nối pít-tông và trục khuỷu, thực hiện truyền lực giữa các chi tiết đó.

Cấu tạo: đầu nhỏ, thân và đầu to.

Đầu nhỏ thanh truyền lắp với chốt pít-tông.

Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to.

Đầu to thanh truyền lắp với chốt khuỷu của trục khuỷu.

Kết nối năng lực

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Công nghệ cơ khí 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Powerpoint Powerpoint Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 19: Các cơ cấu trong động cơ, Tải giáo án Powerpoint Powerpoint powerpoint Công nghệ cơ khí 11 KNTT tri thức bài 19: Các cơ cấu trong động cơ

Bài giảng điện tử Công nghệ cơ khí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay