Tải giáo án Powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách Cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái.

  • Hình A: Đất than bùn: có màu nâu đen
  • Hình B: Đất bạc màu: có màu nâu trắng
  • Hình C: Đất bạc màu trên phù sa cổ: có pha màu trắng và vàng
  • Hình D: Đất đỏ nâu trên đá vôi: có màu nâu vàng

CHỦ ĐỀ 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm đất trồng

Thành phần đất trồng

Một số tính chất của đất trồng

Độ phì nhiêu của đất

  1. Khái niệm đất trồng

Đọc nội dung mục Mục 1 và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm đất trồng về vị trí, vai trò và nguồn gốc hình thành của đất.

Bộ rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào?

Khái niệm đất trồng gồm 3 dấu hiệu bản chất:

Vị trí trên vỏ Trái Đất: lớp ngoài cùng tơi xốp.

Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.

Nguồn gốc hình thành: do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố (khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người).

Rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt - tầng đất canh tác. Đây là tầng đất cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng.

2.Thành phần đất trồng

  1. Một số tính chất của đất trồng

3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất

Thảo luận nhóm

  1. Thành phần cơ giới của đất là gì? Dựa vào căn cứ nào để gọi tên các loại đất (đất cát, đất thịt, đất sét)
  2. Độ thoáng khí của đất là gì? Khả năng giữ nước của đất là gì?
  3. Độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất có vai trò gì đối với cây trồng?

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon (bụi) và sét có trong đất.

Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất trồng thành các loại với tên gọi khác nhau:

  • Đất cát
  • Đất thịt
  • Đất sét

Độ thoáng khí là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất.

  • Khả năng giữ nước của đất là lượng nước mà đất có thể giữ lại, cây trồng sử dụng được.
  • Độ thoáng khí của đất quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển (quyêt định lượng O2 và CO2 trong đất). Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của rễ cây, quá trình phân giải chất hữu cơ,...cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Đất có khả năng giữ nước tốt (chứa nhiều hạt limon, sét) sẽ kịp thời cung cấp nhu cầu nước cho cây trồng.

3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất

Quan sát Hình 4.4 trang 23 SGK đê mô tả cấu tạo keo đất, phân biệt keo âm, keo dương, vai trò của keo đất đối với cây trồng.

Khả năng hấp phụ của đất là gì? Các dạng hấp phụ của đất là gì?

  • Keo đất là những phân tử chất rắn có kích thước dưới 1mm. không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (Hình 4.4).
  • Keo đất giữ vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định nhiều tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hoá học. đặc biệt là đặc tính hấp phụ của đất.
  • Lớp ion nằm sát nhàn là lớp ion quyết định diện (quyết định là keo âm hay keo dương). Lớp ion không di truyền và lớp ion khuếch tán mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện. Lớp ion khuếch tán trao đổi ion với dung dịch đất.
  • Khả năng hấp phụ của đất là khả năng đất có thể giữ lại các chất tan, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.
  • Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng:
  • Hấp phụ sinh học (thực vật, vi sinh vật hút các chất khoáng từ đất, vi sinh vật cố định đạm lấy nitrogen (từ khí trời).
  • Hấp phụ cơ học (giữ các vật chất nhỏ trong khe hở của đất)
  • Hấp phụ lý học (sự thay đổi nồng độ của các phần tử chất lỏng và chất khí trên bề mặt hạt đất)
  • Hấp phụ hoá học (sự tạo thành các muối ít tan từ các muối dễ hòa tan trong đất)
  • Hấp phụ lý hoá học (trao đổi ion trên bề mặt keo đất với ion của dung dịch đất tiếp xúc).

3.3. Phản ứng của dung dịch đất

  • Dung dịch đất là gì?
  • Trị số pH của dung dịch đất cho biết điều gì?
  • Thế nào là phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng trung tính của đất?

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, giáo án điện tử Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của, giáo án trình chiếu Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 4: Thành phần và tính chất của

 

Bài giảng điện tử Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay