Tải giáo án Powerpoint Đạo đức 3 KNTT bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Đạo đức 3 bộ sách kết nối tri thức bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè. Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

Bài 8: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

(3 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khởi động
  2. Khám phá
  3. Luyện tập
  4. Vận dụng

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ trải nghiệm

Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì? Khi đó, em đã xử lí bất hoà đó như thế nào?

KHÁM PHÁ

Tìm hiểu biểu hiện bất hòa với bạn bè

Quan sát tranh 1-5 SGK trang 49, 50 và trả lời câu hỏi:

  • Hãy nêu những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh.
  • Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hoà nào khác?
  • Ý kiến của hai bạn không tương đồng dẫn đến tranh cãi.
  • Bạn gái tóc ngắn có thái độ tẩy chay bạn Hoa.
  • Bạn nữ không tin tưởng bạn nam.
  • Các bạn nói xấu sau lưng nhau.
  • Các bạn đổ lỗi cho nhau vì không biết ai làm gãy thước kẻ của Huệ.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống, có thể xảy ra nhiều tình huống bất hoà. Biểu hiện của bất hoà giữa bạn bè rất đa dạng như: không chịu nhường nhịn nhau, nói dối hoặc lập nhóm tẩy chay bạn bè của mình,...

  • Chúng ta cần nhận ra các biểu hiện của sự bất hoà để có cách xử lí tốt nhất
  1. Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè

Thảo luận theo nhóm 4, đọc hai trường hợp trong SGK

trang 51 và trả lời câu hỏi:

  • Các bạn đã làm gì để xử lí bất hoà?
  • Trong các trường hợp đó, nếu không xử lí bất hoà thì điều gì có thể xảy ra?
  • Nếu không kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, Hùng có thể đã nghĩ sai về An, làm An cảm thấy tổn thương và hai bạn không thể chơi với nhau một cách vui vẻ được.
  • Nếu Hà không bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chủ động giải quyết bất hoà thì Hà và Mai có thể sẽ không còn chơi thân với nhau.

KẾT LUẬN

Trong những tình huống bất hoà, chúng ta cần phải tìm cách để xử lí. Nếu những mối bất hoà không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.

  1. Tìm hiểu cách xử lí bất hòa với bạn bè

Thảo luận cặp đôi

Đọc thông tin về 5 bước xử lí bất hoà trong SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì về những bước xử lí bất hoà này?

KẾT LUẬN

Cách xử lí bất hoà với bạn bè:

  1. Bình tĩnh khi có bất hòa với bạn
  2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa
  3. Nói chuyện với bạn, bình tĩnh lắng nghe, không cắt lời, không chen ngang
  4. Nếu mình có lỗi, cần thành thật xin lỗi
  5. Bắt tay và vui vẻ làm hòa.

Ngoài cách thức trên, em còn có cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè?

  • Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo
  • Mua đền cho bạn đồ bị mình làm hỏng
  • Nhờ bạn bè khác giúp đỡ để giải quyết bất hòa với bạn
  1. Giúp đỡ bạn xử lí bất hòa

Thảo luận nhóm theo tổ, đọc tình huống trong SGK trang 53 và trả lời câu hỏi:

Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã làm gì?

Là bạn thân nhưng do hiểu lầm nên Liên và Hòa cãi vã, to tiếng với nhau. Thấy vậy, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai. Cuối cùng, hai bạn hiểu ra và nói lời xin lỗi với nhau.

  • Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Nhận xét về các ý kiến dưới đây

Việc xử lí tốt bất hòa với bạn bè sẽ giúp chúng ta

  1. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.
  2. Thoải mái tinh thần
  3. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng
  4. Thân thiện, đoàn kết
  5. 6. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết

Xây dựng được tình bạn đẹp

Bài tập 2. Bày tỏ ý kiến về cách xử lí bất hoà

Làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với cách xử nào dưới đây? Vì sao?

  1. Khi giận bạn, Tùng thường im lặng
  2. Khi bị bạn hiểu lầm, Quỳnh đã tìm cách giải thích cho các bạn hiểu.
  3. Khi tranh luận với bạn, Tuấn thường nói rất to để bảo vệ ý kiến của mình đến cùng.
  4. Nếu bị bạn nói xấu, Chi sẽ tìm cách nói xấu bạn khác.
  5. Khi bạn thân giận, Thế không làm lành vì cho rằng mình còn nhiều bạn khác để chơi.

Bài tập 3. Xử lí tình huống

Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một tình huống trong SGK trang 55, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống.

Bài tập 4. Em sẽ khuyên bạn điều gì?

Làm việc theo nhóm, đọc tình huống trong SGK trang 56, thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống, đưa ra cách giải quyết phù hợp.

  1. Trong nhóm học tập của em có hai bạn thường tranh cãi với nhau.
  2. Phượng vô tình làm rách quyển sổ yêu thích của Mai. Phượng đã xin lỗi và hứa sẽ đền cho Mai quyển sổ mới. Tuy nhiên, Mai vẫn bực tức và không chấp nhận lời xin lỗi của Phượng.

VẬN DỤNG

  1. Chia sẻ về những việc em đã làm/sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn bè
  2. Tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lớp cách xử lí nếu các bạn đang có bất hoà

Thông điệp bài học

Lắng nghe, tôn trọng, nhường nhau

Bạn bè hòa thuận nhịp cầu yêu thương.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Hãy nêu 3 điều học được qua bài học
  2. Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học
  3. Hãy nêu 3 điều cần làm sau bài học

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Đạo đức 3 KNTT bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Đạo đức 3 Kết nối, án điện tử Đạo đức 3 KNTT bài 8: Xử lí bất hòa với bạn, giáo án trình chiếu Đạo đức 3 kết nối bài 8: Xử lí bất hòa với bạn

 


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay