Tải giáo án Powerpoint HĐTN 7 KNTT tuần 29 + 30: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 7 bộ sách Kết nối tri thức tuần 29 + 30: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

Trò chơi

 “Nghe bài hát, đoán nghề nghiệp”

Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội. Giáo viên mở lần lượt một số bài hát có nội dung liên quan đến nghề nghiệp. Mỗi bài hát mở một đoạn hát 1 đến 2 câu bất kì và dừng lại. Học sinh có 15 giây suy nghĩ, khi có hiệu lệnh, đội nào giơ tay trước, sẽ giành quyền trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành nhiều điểm hơn, đội đó thắng cuộc.

TUẦN 29 + 30 – TIẾT 2:

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG

  1. Chia sẻ, tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết về một số nghề ở địa phương

Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình sau:

Tất cả những công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần và đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình (bằng tiền hay hiện vật) đều được coi là nghề.

  • Hàng ngày, những người sống quanh em (cha mẹ, người thân, hàng xóm) làm công việc gì để đem lại thu nhập?
  • Trên đường từ nhà tới trường, em đã nhìn thấy những công việc/ nghề nào?
  1. a) Tên một số nghề ở địa phương
  • Ở địa phương có nhiều nghề khác nhau:
  • Những nghề trực tiếp làm ra của cải vật chất như các nghề trồng trọt (trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau, trồng cây ăn quả,...), các nghề chăn nuôi (nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt,...), các nghề thủ công truyền thống (mây tre đan; làm gốm; làm gạch;...).
  • Những nghề được thực hiện nhằm phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng và thu lợi nhuận như nghề bán hàng trong cửa hàng, bán hàng ở chợ, bán hàng rong.
  • Có những nghề dịch vụ, thực hiện các công việc nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng, như: cung ứng phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; đầu bếp; cắt, uốn tóc; sửa chữa ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính,...

KẾT LUẬN

Mỗi nghề đều có giá trị và đem lại lợi ích cho người dân địa phương, xã hội. Mức độ được đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại,... và mức sống của người dân địa phương cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động nghề nghiệp ở chính địa phương các em đang sống.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Nêu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.

  • Tên nghề hiện có ở địa phương.
  • Những công việc đặc trưng của nghề.
  • Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề
  • Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
  • Những nguy hiểm có thể xảy ra về cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.
  1. b) Đặc trưng của một số nghề ở địa phương
  • Ở địa phương ta hiện có nhiều nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có những công việc đặc trưng; trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản; yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lao động và những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề.
  • Những nghề có đặc trưng nghề gần giống nhau được xếp vào một nhóm nghề như nghề trồng lúa, trồng rau, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả được xếp chung vào nhóm nghề trồng trọt.
  1. Tìm hiểu một số nghề đặc trưng hiện có ở địa phương

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Trong sơ đồ gợi ý một số cách thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề ở địa phương. Ngoài những cách đó, em có thể đề xuất những cách thu thập thông tin khác.

  1. a) Cách thu thập thông tin khi tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

- Có nhiều cách để thu thập, tìm kiếm thông tin về đặc trưng của nghề ở địa phương như tra cứu, tìm hiểu trên mạng internet, đọc sách tham khảo về nghề, phỏng vấn người lao động, tham quan, trải nghiệm làm một số công việc của nghề,...

- Mỗi cách đều đem lại cho chúng ta những thông tin nhất định, không có cách nào là vạn năng.

è Vì vậy, cần kết hợp sử dụng nhiều cách thu thập, tìm kiếm thông tin về nghề để giúp chúng ta có được những thông tin đầy đủ, chính xác về các đặc trưng của nghề chúng ta muốn tìm hiểu.

Nhiệm vụ 2: Xây dựng kế hoạch dự án tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

  • Phương án 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bạn cùng quan tâm hoặc cùng yêu thích một nghề hiện có ở địa phương để lập thành các nhóm dự án.
  • Phương án 2: Giáo viên nêu tên từng nghề hiện có và là nghề chủ yếu ở địa phương, sau đó hỏi: Những em nào muốn tham gia nhóm dự án tìm hiểu nghề này? Dựa vào ý kiến của học sinh, giáo viên thành lập các nhóm dự án.
  • b) Xây dựng kế hoạch dự án tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

KẾT LUẬN CHUNG

Có nhiều nghề của địa phương được các nhóm lựa chọn để lập dự án, tìm hiểu. Lập dự án tìm hiểu nghề giúp các em biết trước được mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp và những công việc cần thực hiện khi tìm hiểu nghề. Nhờ đó, các em luôn chủ động, tự tin trong việc tìm hiểu nghề và đạt được mục tiêu đã xác định.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint HĐTN 7 KNTT tuần 29 + 30: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối, giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT tuần 29 + 30: Tìm hiểu một số, giáo án trình chiếu Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tuần 29 + 30: Tìm hiểu một số

Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay