Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 10 KNTT bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

Bài 5:

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

MỞ ĐẦU

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Các tỉnh miền núi biên giới có điều iện địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Nhận được nguồn ngân sách ưu đãi Nhà nước, các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế;...

...; ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng,...Nhờ đó, các tỉnh miền núi đã từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

  1. Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thế nào?
  2. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.

     Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi: mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,...

Ngân sách nhà nước là :

  • Quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của nhà nước.
  • Nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

KHÁM PHÁ

  1. Tìm hiểu khái niệm ngân sách nhà nước
  • Quan sát sơ đồ mục 1a SGK tr.27 và trả lời câu hỏi:
  • Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?
  • Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

-  Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi:

  • Các khoản thu: Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô và thu nội địa.
  • Các khoản chi: Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giãn biên chế, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
  • Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015).
  1. Tìm hiểu đặc điểm của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Bao gồm:

  • Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân.
  • Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp.
  • Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội.
  • Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.

Đọc thông tin mục 1b SGK tr.27, 28 và trả lời câu hỏi:

  • Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
  • Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó.
  • Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không? Vì sao?

Mục đích: giải quyết các lợi ích chung trong xã hội.

Một số quỹ: quỹ dự trữ tài chính, quỹ an sinh xã hội, quỹ bảo vệ môi trường...

Công dân đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước qua thuế, phí, lệ phí nhưng không nhận lợi ích trực tiếp từ sự đóng góp đó. Tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.

THẢO LUẬN NHÓM

  • Ngân sách nhà nước có những đặc điểm gì?
  • Nêu ví dụ để chứng minh cho một số đặc điểm đó.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

  • Mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước.
  • Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
  • Hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
  • Được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.

          Theo Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2019: Tổng số dư nguồn của 22 quỹ đầu năm là 555,14 tỷ đồng (bao gồm số tồn dư tại quỹ, số dư nợ vay chưa thu hồi), trong đó chủ yếu là số dư của một số quỹ lớn, như: Quỹ cứu trợ 16,44 tỷ đồng (chiếm 2,96%); Quỹ hỗ trợ nông dân 13 tỷ đồng (chiếm 2,34%);

          Quỹ bảo vệ môi trường 31,40 tỷ đồng (chiếm 5,66%); Quỹ phát triển đất 117,33 tỷ đồng (chiếm 21,13%), Quỹ bảo vệ phát triển rừng 262,86 tỷ đồng (chiếm 47,35%); Quỹ giải quyết việc làm 81,11 tỷ đồng (chiếm 14,6%); các quỹ còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể (khoảng 5,96%).

  • Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
  1. Tìm hiểu vai trò của ngân sách nhà nước

THẢO LUẬN NHÓM

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ SGK tr.29, trả lời câu hỏi:

  • Trong sơ đồ 2, khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?
  • Thông tin 1 cho biết ngân sách nhà nước đã góp phần định hướng phát triển sản xuất để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí như thế nào?
  • Thông tin 2 cho biết ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát như thế nào?
  • Thông tin 3 cho biết gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước như thế nào?
  • Trong sơ đồ 2, khoản chi thường xuyên dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Thông tin 1 cho biết ngân sách nhà nước đã góp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện chính sách ưu đãi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
  • Thông tin 2 cho biết ngân sách nhà nước cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm cho những người gặp khó khăn trong dịch COVID - 19.
  • Các con anh T được hỗ trợ kinh phí để đi học, mọi người trong gia đình được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.

- Ngân sách nhà nước có vai trò:

  • Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
  • Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.

- Ngân sách nhà nước có vai trò:

  • Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
  • Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai,.... và một số nhiệm vụ đột xuất, cập thiết.
  • Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
  1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước

Đọc thông tin 1, 2, 3 SGK tr.30 và trả lời câu hỏi:

  • Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền gì của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?
  • Ngư dân xã Q được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước?
  • Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền được cung cấp thông tin, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước của công dân.
  • Ngư dân xã Q được hưởng quyền được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; nghĩa vụ sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích, trả nợ đúng thời hạn và đóng thuế đầy đủ.

     Hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước.

- Công dân có quyền:

  • Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
  • Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Công dân có nghĩa vụ:

  • Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
  • Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu về Luật Ngân sách nhà nước (2015).

TRÒ CHƠI: TÔI CÓ QUYỀN GÌ?

  • Nhóm 1: Tôi có quyền được biết những thông tin gì về ngân sách nhà nước?
  • Nhóm 2: Tôi có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước không?
  • Nhóm 3: Tôi có quyền thắc mắc, kiến nghị về ngân sách nhà nước không?
  • Nhóm 4: Tôi có quyền giám sát sử dụng ngân sách nhà nước không?

THẢO LUẬN NHÓM

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung kiến thức của bài học.

LUYỆN TẬP

BÀI TẬP 1:

Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng hoặc không đúng. Vì sao?

  1. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.
  2. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
  3. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
  4. Ngân sách nhà nước do Nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra, giám sát việc Nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.

BÀI TẬP 1:

  1. Đúng: Mặc dù định nghĩa về ngân sách nhà nước viết là “... toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định” song trên thực tế ngân sách nhà nước thường được tính trong một năm.
  2. Không đúng: Có những khoản thu của người dân không phải nộp vào ngân sách nhà nước; mặt khác, ngân sách nhà nước còn có những khoản thu khác ngoài những khoản thu của người dân.
  3. Đúng, đây là vai trò thứ nhất của ngân sách nhà nước.
  4. Không đúng: Ngân sách nhà nước do nhân dân đóng góp nên nhân dân được quyền và có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc Nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.

BÀI TẬP 2:

Theo em, ai thực hiện đúng, ai vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước? Vì sao?

  1. Ông M đưa ông ông N là em trai mình vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy mình có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
  2. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy định của pháp luật, người dân xã X yêu cầu cán bộ phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng, họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu cầu từ cấp trên.
  3. Các cơ quan nhà nước trong tình A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chi tiêu công, không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.

BÀI TẬP 2:

  1. Ông M sai khi lợi dụng chức vụ để đưa người thân có điều kiện tốt hơn nhiều người khác vào danh sách hộ nghèo. Ông N đúng, có lòng tự trọng và nhân văn khi tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ, nhường cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
  2. Cán bộ xã sai khi:

1/ Bắt người dân phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy định của pháp luật;

2/ Vi phạm quy chế dân chủ và quyền lợi của người dân khi không giải trình công khai các khoản thu chi. Người dân đúng khi quan tâm tới vấn để thu chi ngân sách nhà nước, có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi yêu cầu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi.

  1. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đã có các việc làm đúng góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

BÀI TẬP 3: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống sau:

  1. Gần nhà H có một cụ già sống một mình. Cùng với sự giúp đỡ của mọi người trong thôn xóm, cụ còn được nhận một khoản trợ cấp hằng tháng của Nhà nước. H băn khoăn: “Nhà nước lấy tiền đâu ra tiền để trợ cấp cho các cụ nhỉ?”.
  2. Gia đình T về thăm quê. Qua trạm thu phí trên đường cao tốc, bố trả tiền cho nhân viên thu phí. T thắc mắc: “Bố ơi, sao mình phải trả tiền cho họ ạ?”

BÀI TẬP 3:

  1. Nguồn để trợ cấp cho người cao tuổi từ ngân sách nhà nước.
  2. Nhà nước đã dùng ngân sách để làm đường, xây cầu. Vì vậy, nộp phí khi đi trên đường cao tốc để bù đắp khoản chi đó từ ngân sách nhà nước.

VẬN DỤNG

Bài tập 1

          Viết về một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình đó.

Bài tập 2

          Gia đình em đã thực hiện nghĩa vụ gì và được hưởng những quyên lợi gì từ ngân sách nhà nước?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn tập lại nội dung kiến thức.
  • Làm bài tập Bài 5 - Sách bài tập Giáo duc kinh tế và pháp luật 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 6: Thuế.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 10 KNTT bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Kinh tế pháp luật 10 Kết nối, giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 10 KNTT bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế, giáo án trình chiếu Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế

Bài giảng điện tử KTPL 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay