Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Tải bài giảng điện tử powerpoint Kinh tế pháp luật 11 KNTT tri thức bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

CHỦ ĐỀ 7 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

BÀI 9:
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(1) HIẾN PHÁP NĂM 2013

Điều 16.

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Điều 46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

(2) Trong đợt tuyển quân vừa qua ở địa phương Ð, thanh niên nam, nữ thuộc các dân tộc khác nhau đều tình nguyện đăng kí nghĩa vụ quân sự.

(3) Bà M có một con riêng và một con chung với ông C. Họ sống yên vui, luôn yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt con chung, con riêng. Ông bà cùng qua đời do tai nạn giao thông và không để lại di chúc, nên người con chung đòi hưởng thừa kế toàn bộ số tài sản của bà M và ông C để lại (ông C, bà M không có tài sản riêng), người con riêng không đồng ý và đòi chia đều số tài sản nói trên cho cả hai người. Sự việc được khởi kiện và Toà án đã ra quyết định phân chia số tài sản mà bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau.

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp 2, 3?

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp 2, 3?

Để xây dựng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước, các doanh nghiệp và mỗi người dân cần phải làm gì?

NHÓM 1, 2

Trường hợp 2: Trong nghĩa vụ quân sự, mọi công dân không phân biệt giới tính khi đăng ký tham gia đi nghĩa vụ.

Trường hợp 3: Công dân trong trường hợp này đã được pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng thông qua việc chia số tài sản của bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau.

NHÓM 3, 4

Trường hợp 4: Mẹ của A đã thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật qua việc tiếp tục để cho A đi học như anh trai của A dù hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Trường hợp 5: Trước pháp luật, ở đây cụ thể là trước Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông là mọi công dân đều phải chấp hành quy định theo đúng luật mà không phân biệt độ tuổi, giới tính.

KẾT LUẬN

  1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

Đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

(1) BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)

  1. Đối với người phạm tội:
  2. b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. thành phần, địa vị xã hội;
  3. c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đâu, chỉ huy, ngoan cố chống đói, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

 (2) BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)

  1. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

(3) LUẬT XỬ LI VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012

Điều 3. Nguyên tắc xử lí vị phạm hành chính (trích)

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  2. a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chinh gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  3. b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

(4) Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai đã điều khiển xe máy vượt đèn đò và đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

(6) Ông V (62 tuổi) và anh M (18 tuổi) đang vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì bị công an bắt. Khi xét xử Toà án quyết định: anh M bị phạt 9 năm tù, còn ông V bị phạt 12 năm tù.

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

NHÓM 3, 4

Ở trường hợp 4, theo em đề bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?

NHÓM 1, 2

  • Trường hợp 5: Cả hai ông P và ông Q đều vi phạm pháp luật đó là xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K.

à Việc xử phạt cả hai người trong trường hợp này đều theo đúng quy định của pháp luật.

NHÓM 3, 4

Ở trường hợp 4: để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau. Vì cả hai người cùng nói nói chuyện và vượt đèn đỏ cho nên đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa theo quy định thì mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, thành phần, địa vị, xã hội;...

à Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

KẾT LUẬN

  1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

02 Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống
con người và xã hội

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Kinh tế pháp luật 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 9: Quyền bình đẳng của công dân, Tải giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 KNTT tri thức bài 9: Quyền bình đẳng của công dân

Bài giảng điện tử Kinh tế pháp luật 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay