Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 11 CTST Thực hành Chương 6

Tải bài giảng điện tử powerpoint Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Thực hành Chương 6. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

TƯ LIỆU: Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,… Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,…

(Theo Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr.33, 71 – 72)

Nêu những tiềm năng của Biển Đông.

Tiềm năng của Biển Đông:

  • Có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loại quý hiếm nên có tiềm năng đánh bắt thủy hải sản.
  • Cụ thể: trữ lượng thủy hải sản lớn, đem lại tiềm năng đánh bắt thủy hải sản; nhiều loại sinh vật biển có giá trị kinh tế cao; nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được lưu giữ nguồn gen, thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn.
  • Đặc biệt, khu vực này có nhiều bồn trũng với trữ lượng dầu khí lớn góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng cho các ngành vận tải, công nghiệp.

Sinh vật biển dưới biển Đông

Khai thác dầu khí ở mỏ Đại Hùng

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 6 – LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN,

CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Chơi trò chơi Nhà sử học thông thái

Chủ đề Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông có thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải như thế nào?

Nhóm 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ Luật Hàng hải năm 2015,… đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG KHI TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá

Điểm đạt

Nội dung

sản phẩm

Đúng và đầy đủ theo từng vấn đề khi trình bày chủ đề Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

5,0

 

 

Thông tin hay, hấp dẫn, có chọn lọc và có hệ thống, dễ hiểu; có liên hệ, mở rộng.

1,0

 

 

Thiết kế sản phẩm

Sử dụng công nghệ đã sưu tầm, xử lí tài liệu; thiết kế hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; trình bày sản phẩm đẹp, có tính độc đáo, sáng tạo.

2,0

 

 

Báo cáo sản phẩm

Trình bày lưu loát, không lệ thuộc vào tài liệu; có điểm nhấn và tương tác với người nghe.

0,75

 

 

Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật như: 5 xin, 3 – 2 – 1, phản hồi tích cực,…

0,75

 

 

Yếu tố khác

Các thành viên trong nhóm làm việc ăn ý, hiệu quả; giải quyết được các tình huống, trả lời câu hỏi chính xác,…

0,5

 

 

Tổng

10,0

 

 

Câu 1: Thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi nằm ở trung tâm Biển Đông:

Xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển.

Phục vụ tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu, châu Á với Trung Đông,…

Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta:

Các đội dân binh hoạt động dưới danh nghĩa nhà nước đã xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo.

Hoạt đông của đội Hoàng Sa và Bắc Hải là minh chứng cho thấy quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam là liên tục và từ rất sớm.

Thủy binh thời Nguyễn.

Nhà trưng bày đội Hoàng Sa – Bắc Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)

Thuyền câu (mô phỏng) do các binh phu của Đội Hoàng Sa dùng để hoạt động khai thác, quản lý đảo Hoàng Sa thế kỷ 17

Thẻ tre, bài gỗ, linh vị, chiếu cói và các hiện vật của binh phu Đội Hoàng Sa tại bảo tàng huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Các em hãy xem video về việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên thành lập hải đội Hoàng Sa

Câu 3: Ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ Luật Hàng hải năm 2015,… đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

Các văn bản đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng, quản lí và bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Xây dựng và tuyên bố các cơ sở pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển thuộc Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc tế.

02 Các hoạt động thực tiễn Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

Nhiệm vụ: Nêu nguyên tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Lấy ví dụ cụ thể về các hoạt động thực tiễn mà Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đó.

Câu trả lời:

Các tranh chấp về lãnh thổ, các quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được các bên liên quan là ASEAN và Trung Quốc giải quyết bằng biện pháp hòa bình như đàm phán, tham vấn lẫn nhau phù hợp với luật pháp quốc tế.

5/1977

Ban hành Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

9/1979

Công bố Sách trắng – Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

12/1981

Công bố Sách trắng – Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam.

22/1/1994

Việt Nam tuyên bố với quốc tế về quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

23/6/1994

Việt Nam là thành viên Công ước về Luật Biển 1982.

4/11/2002

ASEAN và Trung Quốc ký kết tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

9/2023

ASEAN và Trung Quốc nỗ lực đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

2012

Giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước bằng biện pháp hòa bình

Các em hãy xem video về việc Việt Nam kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

03 Thiết kế áp phích hoặc vẽ tranh cổ động, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 11 CTST Thực hành Chương 6

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k/kì - 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Lịch sử 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 11 Chân trời Thực hành Chương 6, Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Thực hành Chương 6

Bài giảng điện tử Lịch sử 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay