Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 7 CTST bài 4: Văn hóa phục hưng

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Lịch sử 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 4: Văn hóa phục hưng. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC MÔN LỊCH SỬ

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nêu một vài cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của bức tranh La Giô-công-đơ.

  • Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn.
  • Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh.

BÀI 4: VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. 1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
  2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục Hưng
  3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 4.1, 4.2 và trả lời câu hỏi:

  • Trình bày những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII - XVI.
  • Cho biết những tầng lớp mới nào xuất hiện trong xã hội. Tại sao họ lại có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hoá mới?
  • Những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII – XVI:
  • Từ thế kỉ XII, thành thị có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu.
  • Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị.
  • Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.
  • Tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng xuất hiện trong xã hội.

à Nhu cầu khẳng định vị thế xã hội, thưởng thức cuộc sống, sự giàu có là tiền đề quan trọng để nhu cầu xây dựng hệ tư tưởng và văn hoá mới của tầng lớp mới có điều kiện thực hiện (thông qua các hoạt động ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật).

=> Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời.

  • Phong trào Văn hoá Phục hưng là phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng và là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến nhưng những nhà văn hoá Phục hưng và nhà tư bản là hai khái niệm khác nhau.
  • Nhà tư bản như thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng không phải là những nhà văn hoá Phục hưng.
  • Phong trào bắt đầu vào thế kỉ XIV, diễn ra ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc I-ta-li-a như: Phi-ren-xê, Mi-lan (Milan), Vơ-ni-dơ (Venice),...
  • Sang thế kỉ XV, XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở những quốc gia thống nhất như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều thành phố thuộc Hà Lan, Đức,...

à Phong trào Văn hoá Phục hưng có điều kiện lan rộng khắp châu Âu.

  1. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục Hưng
  • Trên hành trình tìm kiếm những giá trị cho một nền văn hoá mới, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ,... đã khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của văn hoá Hy Lạp - La Mã cổ đại.
  • Từ thế kỉ XIV đến XVII, lịch sử đã chứng kiến sức sáng tạo vĩ đại của con người, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 4.3, 4.4, tư liệu 4.5 và mục Em có biết SGK tr.21-23, hãy thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

Mở rộng kiến thức

Danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1452 – 1519)

  • Ông là người có nhiều tài năng, là kiến trúc sư, kĩ sư, hoạ sĩ, nhà điêu khắc và nhà khoa học.
  • Ông đã có những bản phác hoạ về nhiều loài động, thực vật và nhiều bản vẽ chi tiết về máy bay, tàu ngầm.
  • Những nghiên cứu về khoa học của đờ Vanh-xi đã cải tiến chất lượng những tác phẩm hội hoạ của ông. Giải phẫu học đã giúp ông vẽ hình thể con người chân thực hơn, toán học được ứng dụng trong tổ chức không gian các bức tranh.
  • Khắp thế giới vẫn không thôi ngạc nhiên về bức tranh tường Bữa ăn tối cuối cùng
  • Tác phẩm hội hoạ nổi tiếng nhất của ông là bức chân dung nàng Mô-na Li-da. Đây là bức tranh được thảo luận nhiều nhất vì nụ cười bí ẩn: Liệu nhân vật chính trong bức tranh có cười hay không?
  • Nét đặc sắc chính của bức tranh là đôi mắt được đờ Vanh-xi vẽ theo cách mà ngay cả khi bạn thay đổi góc nhìn, đôi mắt của Mô-na Li-da dường như vẫn đang dõi chúng ta.
  • Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu trên gỗ và hiện thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp.
  • Mô-na Li-da được trưng bày tại Lu-vrơ, Pa-ri và thuộc về công chúng, nghĩa là sẽ không thể mua hoặc bán bức tranh này.

Mi- ken-lăng-giơ (1475 – 1564)

  • Ông sinh tại Phi-ren-xê nhưng sống và làm việc chủ yếu tại Rô-ma và Bô-lô-na.
  • Là tác giả của nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử. Nhiều tác phẩm được ông tạo ra cho Giáo hội Công giáo Rô-ma.
  • Các đức Giáo hoàng, Giám mục và nhiều chức sắc tôn giáo đã thuê Mi-ken-lăng-giơ trang hoàng cho nhà thờ bằng những bức tượng, tranh vẽ lộng lẫy của ông.
  • Mi-ken-lăng-giơ đại diện cho tư tưởng của thời Phục hưng trong nhiều phương diện.
  • Ông theo đuổi sự hoàn hảo trong công việc và chỉ cần ông tìm thấy một khiếm khuyết nhỏ, ông cho rằng tác phẩm đã bị huỷ hoại.
  • Cuối cùng, chủ nghĩa hoàn hảo đã được đền đáp, những tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây kinh ngạc cả trong giới nghệ sĩ đương thời lẫn công chúng ngày nay.
  • Sáng tạo thế giới được hoàn thành năm 1512, vẽ trên trần nhà nguyện Xi-xtin .
  • Là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của Mi-ken-lăng-giơ.
  • Mặc dù đây là một trong những bức hoạ được phỏng lại nhiều nhất mọi thời đại nhưng về mức độ phổ biến, nó vẫn đứng sau Mô-na Li-da.
  • Tác phẩm là một biểu tượng của tính nhân văn khi vẽ tay của Thiên Chúa và A-đam sắp chạm được nhau.

Kết luận

  • Có thể nói đây là thời kỳ đẹp đẽ nhất trong văn minh nhân loại, sự cách mạng toàn diện sản sinh ra những con người toàn diện.
  • Những bộ óc vĩ đại góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển nhân loại.
  1. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

Giới thiệu chung

  • Là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19.
  • Người cùng với Các Mác đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.
  • Giải thích từ ngữ: Cách mạng tiến bộ, vĩ đại, con người khổng lồ.
  • Phong trào Văn hoá Phục Hưng là "cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy". Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?

Đồng ý với quan điểm của Ph. Ăng-ghen:

  • Các nhà văn hoá Phục hưng đã đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật, phá vỡ sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa giáo đối với dân chúng và đả phá chế độ phong kiến.
  • Có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hoá Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

LUYỆN TẬP

TRÒ CHƠI HÁI CHANH

Câu 1. Tây Âu thế kỉ XIII – XVI có biến đổi quan trọng nào về kinh tế?

  1. Thành thị ngày càng có vai trò là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu
  2. Các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị
  3. Mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2. Đâu không phải là tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội Tây Âu thế kỉ XIII - XVI ?

  1. Thương gia
  2. Các chủ ngân hàng
  3. Tăng lữ
  4. Chủ xưởng

Câu 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu diễn ra vào thế kỉ XIV tại quốc gia:

  1. Tây Ban Nha
  2. I-ta-li-a
  3. Hà Lan
  4. Đức

Câu 4. Lịch sử đã chứng kiến sức sáng tạo vĩ đại của con người, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong Phong trào Văn hóa Phục hưng vào giai đoạn:

  1. Từ thế kỉ XIV - thế kỉ XVII
  2. Từ thế kỉ XVI - thế kỉ XVIII
  3. Từ thế kỉ XV - XVII
  4. Từ thế kỉ XI - thế kỉ XIII

Câu 5. Người mở đầu cho Phong trào Văn hóa Phục hưng là:

  1. Xéc-van-téc
  2. Đan-tê
  3. Sếc-xpia
  4. G. Bru-nô

VẬN DỤNG

  • Sưu tầm một số bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng và sắp xếp thành một bộ sưu tập nhỏ.
  • Ở mỗi bức tranh, hãy viết chú thích về nội dung của tác phẩm.

Một số tác phẩm hội hoạ

  • Mùa của mùa xuân

- Nghệ sĩ: Sandro Botticelli.

- Năm: 1482.

- Bức tranh là một câu chuyện ngụ ngôn thần thoại về khả năng sinh sản đang phát triển của thế giới. Việc sử dụng màu sắc hấp dẫn với nhiều cách diễn giải đã làm cho bức tranh trở nên phổ biến và thường được trích dẫn như một ví dụ điển hình về sự duyên dáng của nghệ thuật Phục hưng sớm.

  • Sự ra đời của sao Kim

- Nghệ sĩ: Sandro Botticelli

- Năm 1486.

- Tác phẩm “Sự ra đời của sao Kim” mô tả huyền thoại cổ điển Venus được sinh ra từ biển. Trong bức tranh nữ thần tình yêu, Venus, sinh ra từ một vỏ sò, mang hình dáng một người phụ nữ trưởng thành, đang đứng bên bờ biển.

- Nghệ sĩ: Sandro Botticelli

- Năm 1486.

- Các học giả đã đề xuất nhiều cách giải thích về bức tranh với điểm nổi bật nhất là Botticelli đại diện cho ý tưởng Neoplatonic về tình yêu thiêng liêng dưới dạng Venus khỏa thân. “Sự ra đời của sao Kim” vẫn là một trong những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất thời Phục hưng.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học.

Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.23.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo.

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 7 CTST bài 4: Văn hóa phục hưng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Lịch sử 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Lịch sử 7 CTST bài 4: Văn hóa phục hưng, giáo án trình chiếu Lịch sử 7 chân trời bài 4: Văn hóa phục hưng

 

Bài giảng điện tử Lịch sử 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay