Tải giáo án Powerpoint Mĩ thuật 7 Cánh diều bài 3: Vẽ mẫu vật có dạng khối trụ

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Mĩ thuật 7 bộ sách Cánh diều bài 3: Vẽ mẫu vật có dạng khối trụ. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC MÔN MĨ THUẬT

KHỞI ĐỘNG

Quan sát một số hình ảnh sau và trả lời câu hỏi

  • Tên những đồ vật xuất hiện trong hình ảnh?
  • Đồ vật nào có dạng khối trụ?
  • Em biết thêm những đồ vật nào có hình dáng tương tự?

BÀI 3: VẼ MẪU VẬT CÓ DẠNG KHỐI TRỤ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khám phá
  2. Tìm ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm
  3. Khám phá

Quan sát hình minh hoạ và bài vẽ ở trang 11 SGK và cho biết:

  • Cấu tạo bề mặt của khối (hình minh hoạ).
  • Nguồn sáng chiếu trên vật mẫu (bức vẽ).
  • Nhận xét mảng đậm, mảng nhạt trên vật mẫu và bức vẽ.

Tìm hiểu vật mẫu và cho biết:

  • Mô tả hình dáng, cấu tạo và chất liệu của vật mẫu.
  • Chỉ ra những điểm khác nhau của góc nhìn và nguồn sáng chiếu trên vật mẫu.
  • Vật mẫu có cấu tạo dạng khối trụ.
  • Vật mẫu có chất liệu và màu sắc khác nhau sẽ có độ đậm, nhạt khác nhau.
  • Ánh sáng khi chiếu vào vật mẫu sẽ chia ra thành các vùng đậm nhạt khác nhau trên bề mặt khối.
  • Vì vậy, cần rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết hình, khối và đặc điểm của đối tượng khi vẽ theo mẫu.
  1. Tìm ý tưởng và thực hiện sáng tạo sản phẩm
  • Quan sát các bước tìm ý tưởng sáng tạo ở trang 12 SGK và trình bày ý tưởng cho bài vẽ mẫu có dạng khối trụ

Ý tưởng

Bước 1: Chọn góc quan sát vật.

Bước 2: Xác định đặc điểm nổi bật của vật mẫu.

Bước 3: Xác định phương pháp thực hành.

Cách vẽ mẫu có dạng khối trụ

Cách 1: Vẽ ước lượng vật

  • Bước 1: Ước lượng vị trí, kích thước và vẽ hình khái quát bằng nét.
  • Bước 2: Vẽ thêm chi tiết hình (miệng, đáy lọ, cốc), hình bóng đổ đường phân chia mặt ngang với mặt đứng.

Cách 1: Vẽ ước lượng vật

  • Bước 3: Vẽ mảng đậm nhạt lớn, dựa vào ánh sáng chiếu trên mẫu ở mỗi góc quan sát bằng cách nheo/dim mắt, thao tác này sẽ thuận lợi cho việc xác định vị trí và độ đậm, nhạt của vật mẫu. Về các mảng đơn giản nhưng đúng góc quan sát của mỗi HS.
  • Bước 4: Hoàn thiện bức vẽ bằng cách vẽ kĩ các độ đậm nhạt và nhấn thêm độ đậm bằng nét, mảng hoặc vẽ sáng bằng tẩy.

Cách 2: Vẽ theo khung hình (dựa trên sự quan sát, so sánh tỉ lệ, quy các vật về hình cơ bản và vẽ từng hình cho mỗi vật mẫu đó).

  • Bước 1: Xác định bố cục dựa trên ý tưởng và dựng khung hình chung, mỗi vật mẫu.
  • Bước 2: Dựa vào cấu tạo, đặc điểm của vật mẫu, vẽ phác nét tạo hình cụ thể, vật mẫu và vẽ nét phân chia không gian mặt đứng và mặt năm ngang bằng đường tan Ví dụ: Cái lọ hình chữ nhật đứng, chiều ngang bằng khoảng 1/2 chiều dọc.
  • Bước 3: Vẽ mảng đậm nhạt lớn và bóng đổ, dựa vào ánh sáng chiếu trên trầu mỗi góc quan sát bằng cách nheo/dim mắt, thao tác này sẽ thuận lợi cho việc xác định vị trí và độ đậm, nhạt của vật mẫu. Vẽ các mảng đơn giản và đúng góc quan sát.
  • Bước 4: Hoàn thiện bức vẽ bằng cách vẽ kĩ các độ đậm nhạt và nhấn thêm độ đã bằng nét, mảng hoặc vẽ sáng bằng tẩy.

KẾT LUẬN

  • Mỗi góc quan sát mẫu khác nhau sẽ có bố cục hình và đậm nhạt bài vẽ khác nhau.
  • Tuỳ theo vị trí và sở thích, HS xây dựng ý tưởng bố cục bài vẽ theo chiều dọc hoặc chiều ngang của giấy vẽ.
  • Trước khi vẽ, cần quan sát kĩ và hiểu về đặc điểm, cấu tạo cũng như đậm, nhạt của mẫu và xác định được phương pháp thực hành để lựa chọn cách vẽ cho hợp lí.

                   LUYỆN TẬP

Vẽ bài tĩnh vật với mẫu có dạng khối trụ

Yêu cầu

  • Bố cục bức vẽ cân đối trên khổ giấy A4.
  • Tỉ lệ, kích thước hình vẽ tương ứng với mẫu và vị trí quan sát.
  • Vẽ được ba độ đậm nhạt lớn (đậm, trung gian, sáng).
  • Bước đầu gợi được cảm giác về chất liệu của mẫu.

VẬN DỤNG

Bức vẽ hôm nay em có thể lưu giữ bằng cách nào hay sử dụng để trang trí ở đâu?

Em có thể vận dụng kiến thức về mẫu có dạng khối trụ để vẽ những mẫu vật nào?

Lưu ý

  • Việc tuân thủ quy trình thực hành giúp em rèn luyện thói quen làm việc khoa học.
  • Khi sử dụng các sản phẩm, đồ dùng, chúng ta cần có ý thức trân trọng và giữ gìn cẩn thận.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học.

Hoàn thành các bài tập được giao.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Chữ cơ bản.

BÀI HỌC KẾT THÚC, HẸN GẶP LẠI CÁC EM!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Mĩ thuật 7 Cánh diều bài 3: Vẽ mẫu vật có dạng khối trụ

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 7 cánh diều, giáo án điện tử Mĩ thuật 7 cánh diều bài 3: Vẽ mẫu vật có dạng khối, giáo án trình chiếu Mĩ thuật 7 cánh diều bài 3: Vẽ mẫu vật có dạng khối

Bài giảng điện tử Mĩ thuật 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay