Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 KNTT Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh). Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Cuộc sống xung quanh của em có những vấn đề gì mà theo em cần phải được liên tiếng?

> An toàn giao thông, vấn đề vô cảm trong xã hội, bạo lực học đường, miệt thị ngoại hình, phân biệt chủng tộc,…

BÀI 3: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

NỘI DUNG BÀI HỌC

Tìm hiểu các yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Đọc và phân tích bài viết tham khảo

Thực hành viết theo các bước

Viết bài

Xem và chỉnh sửa

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi:

Theo em, viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ( con người với cuộc sống xung quanh) cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ( con người với cuộc sống xung quanh)

  • Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.
  • Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết , thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp sinh động.
  • Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.
  • Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.

HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

Đọc bài viết tham khảo: Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống và trả lời những câu hỏi sau:

  1. Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?
  2. Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai?
  3. Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm?
  4. Bạn có thể bổ sung điều gì cho bài viết?

TRẢ LỜI

  • Vấn đề bàn luận: Việc trong đời sống thường nhật, con người cần biết lắng nghe “những tiếng thì thầm” - những tiếng nói tiếng lòng thầm kín của con người và cả thế giới tự nhiên.
  • Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
  • Bài viết là một phương án triển khai vấn đề có thể trao đổi để đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung cho bài viết. Chẳng hạn:
    • Có thể bàn thêm về việc làm thế nào để có thể lắng nghe?
    • Thêm bài học khi liên hệ cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Bước 1: Chuẩn bị viết

  • Thể chủ động lựa chọn vấn đề mình đã trải nghiệm và có nhiều suy ngẫm, có thể chọn vấn đề được gợi ý trong SGK hoặc vấn đề cá nhân thấy quan tâm và có ý nghĩa.
  • Những vấn đề gì diễn ra trong nhà trường, gia đình và môi trường xung quanh thường khiến em có trăn trở, suy nghĩ.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tham khảo một số câu hỏi gợi ý sau để tìm ý:

  1. Bài viết bàn luận về vấn đề gì?
  2. Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?
  3. Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động?
  4. Ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?
  5. Ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề này là gì?

LẬP DÀN Ý

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận. Có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện một tình huống đời sống, một câu hỏi nhận thức.

Thân bài

  • Trình bày bản chất của vấn đề xã hội được bàn luận và nêu quan điểm của người viết
  • Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề
  • Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều
  • Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng

Kết bài

  • Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hướng hành động).

HOẠT ĐỘNG 4: VIẾT BÀI

LƯU Ý

  • Mỗi ý trong dàn ý cần được triển khai thành một đoạn văn: từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp.
  • Cần chú ý dẫn các câu văn có thể minh hoạ tốt cho ý đã được nêu, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tình trạng nói chung chung thiếu căn cứ.
  • Cần thể hiện được sự rung động thật sự của mình trước tác phẩm truyện nhưng tránh lối nói đại ngôn hay lạm dụng những câu cảm thán.

HOẠT ĐỘNG 5: XEM VÀ CHỈNH SỬA

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 KNTT Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 KNTT, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận, giáo án powerpoint Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay