Tải giáo án Powerpoint Tin học 7 KNTT bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính.

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Tin học 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính.. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!

               KHỞI ĐỘNG

               Hoạt động nhóm

Trong một chuyến du lịch cùng gia đình, em đã ghi chép lại thông tin và chụp nhiều ảnh kỉ niệm. Các hình ảnh và thông tin đó cần được lưu trữ. Hãy vẽ sơ đồ cây thư mục để chứa các tệp dữ liệu và đặt tên cho các thư mục đó sao cho dễ tìm kiếm và truy cập

  • Đặt tên theo các địa điểm và thời gian trong ngày giúp em dễ dàng tìm kiếm ảnh ở các điểm đến trong từng thời gian.

Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng

BÀI 3: QUẢN LÍ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tên tệp và thư mục trong máy tính
  2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu
  3. Thực hành: quản lí dữ liệu trong máy tính
  4. Tên tệp và thư mục trên máy tính

Đọc thông tin trong SGK tr.13 và trả lời các câu hỏi:

  • Tại sao chúng ta cần phải phân loại dữ liệu theo trật tự?
  • Có những lưu ý gì khi đặt tên tệp và thư mục? Tác dụng của việc đặt tên tệp đơn giản, dễ hiểu là gì khi làm việc trong nhóm?
  • Chương trình máy tính được lưu trữ như thế nào?

Mục đích của việc phân loại tệp

  • Việc phân loại dữ liệu giúp chúng ta tìm được tệp nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm.
  • Nên đặt tên tệp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
  • Khi làm việc nhóm, phân loại tệp giúp từng thành viên tiếp cận nhanh hơn với thứ họ đang cần.

Chương trình máy tính được lưu trữ trên thiết bị nhớ giống như một tệp dữ liệu. Tệp chương trình trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng .exe, .com,…

KẾT LUẬN

Thảo luận nhóm

Câu 1. Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tệp em nên:

  1. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng.
  2. Đặt tên sao cho dễ nhớ và để biết trong đó chứa gì.
  3. Đặt tên giống như ví dụ trong sách giáo khoa.
  4. Đặt tên tùy ý, không cần theo quy tắc gì.

Phân loại dữ liệu khi tạo cấu trúc thư mục là để thuận lợi cho việc tìm kiếm dữ liệu khi cần.

Câu 2. Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì?

  1. Không có loại tệp này.
  2. Tệp chương trình máy tính.
  3. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
  4. Tệp dữ liệu video.

Tệp chương trình máy tính có phần mở rộng là .exe.

  1. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu

Thảo luận nhóm

Máy tính của em có nhiều dữ liệu quan trọng. Em muốn bảo vệ dữ liệu trong máy tính của mình thì:

  1. a) Em sẽ chọn cách bảo vệ dữ liệu nào?
  2. b) Tại sao em chọn cách bảo vệ dữ liệu đó?

Để bảo vệ dữ liệu bên trong máy tính nên sử dụng phần mềm diệt virus.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm độc hại có thể gây hại đến máy tính. Sử dụng phần mềm diệt virus sẽ chủ động diệt khi phát hiện mã độc hại.

  1. Sao lưu dữ liệu

Đọc thông tin trong SGK tr.14, 15, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi về 3 biện pháp chính để bảo vệ dữ liệu.

Nhóm 1

  • Sao lưu dữ liệu là gì? Chức năng.
  • Có mấy loại sao lưu dữ liệu? Đặc điểm của từng loại là gì?
  • Kể tên một số thiết bị được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

Nhóm 2

  • Tên tài khoản và mật khẩu thường được đặt như thế nào?
  • Để có một mật khẩu mạnh, chúng ta sẽ đặt theo quy tắc nào?

Nhóm 3

  • Thế nào là phần mềm độc hại?
  • Phần mềm diệt virus có chức năng gì?
  • Kể tên một số phần mềm diệt virus mà em biết.
  1. Sao lưu dữ liệu
  • Khái niệm: Sao lưu dữ liệu là tạo ra bản sao các tệp và thư mục rồi lưu chúng lên một thiết bị lưu trữ.
  • Chức năng: cho phép khôi phục lại dữ liệu nếu có điều gì xảy ra với văn bản gốc.
  • Có 2 loại sao lưu: sao lưu cục bộ và sao lưu từ xa.

Sao lưu cục bộ:

  • Bản sao được đặt trên cùng máy tính chứa bản gốc hoặc trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng ngoài, USB,…
  • Ưu điểm: phục hồi nhanh chóng.
  • Nhược điểm: nếu thiết bị lưu trữ hoặc máy tính thất lạc, bản sao lưu sẽ mất theo bản gốc và không thể khôi phục được.

Sao lưu từ xa:

  • Bản sao được đặt bên ngoài máy tính chứa bản gốc.
  • Ưu điểm: bản sao có thể lưu ở một máy tính khác hoặc sao lưu bằng công nghệ đám mây nên máy tính hỏng thì bản sao lưu vẫn an toàn.
  • Nhược điểm: cần kết nối Internet.
  • Một số thiết bị lưu trữ là: thẻ nhớ, USB, đĩa quang, ổ cứng ngoài, lưu trữ nhờ công nghệ đám mây,…
  1. Tài khoản người sử dụng và mật khẩu
  • Tên tài khoản thường dựa trên họ tên của người sử dụng. Mật khẩu đặt theo cách riêng tư và bí mật.
  • Mật khẩu là một tính năng bảo mật và có thể thay đổi được.

Để có một mật khẩu mạnh, chúng ta sẽ đặt theo quy tắc:

  • Dài ít nhất 8 kí tự.
  • Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ thường và các kí tự đặc biệt như @, #, $, &,…
  • Không liên quan đến các thông tin cá nhân như số điện thoại, họ và tên, ngày tháng năm sinh,…
  • Không phải một từ thông thường.
  1. Phần mềm diệt virus
  • Phần mềm độc hại là các phần mềm có thể làm hỏng dữ liệu và các chương trình trong máy tính như virus, sâu, phần mềm gián điệp,…
  • Phần mềm diệt virus được thiết kế để phát hiện và diệt virus; phát hiện và chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại.
  • Một số phần mềm diệt virus hiện nay là: Windows Defender, Bkav, Avast Free Antivirus, AVG AntiVirus Free, Avira Free Antivirus, Bitdefender Antivirus Free, Kaspersky Antivirus,…

Câu 1. Mật khẩu nào sau đây là mạnh nhất?

  1. 12345678 B. AnMinhKhoa.    
  2. matkhau D. 2n#M1nhKh0a.

Câu 2. Hãy chọn những phát biểu sai?

  1. Lưu trữ bằng công nghệ đám mây tránh được rơi, mất, hỏng dữ liệu.
  2. Lưu trữ bằng đĩa CD cần phải có đầu ghi đĩa nhưng

dung lượng rất lớn.

  1. Lưu trữ bằng đĩa cứng ngoài vừa nhỏ gọn vừa có dung lượng lớn.
  2. Lưu trữ bằng thẻ nhớ, USB dễ bị rơi, mất dữ liệu nhưng

thuận tiện.

  1. Thực hành: Quản lí dữ liệu trong máy tính
  • Tạo cây thư mục như hình 3.3
  • Đổi tên thư mục “Hoanghon” thành “Chieutoi”.
  • Di chuyển tệp và thư mục của “Binhminh” sang “Banngay”.
  • Xóa mục “Binhminh”.
  1. Tạo thư mục
  • Trên màn hình nền nháy nút phải chuột
  • Đặt tên cho thư mục mới
  • Click vào tên của thư mục “New Folder”
  1. Đổi tên, di chuyển, sao chép và xóa thư mục

Câu 1. Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục?

  1. Internet Explorer.
  2. Help
  3. Microsoft Word.
  4. File Explorer.

Câu 2. Đâu là phần mềm có thể bảo vệ máy tính tránh được virus?

  1. Windows Defender.
  2. Mozilla Firefox.
  3. Microsoft Windows.
  4. Microsoft Word.

Câu 3. Tệp có phần mở rộng .com thuộc loại tệp gì?

  1. Tệp chương trình máy tính.
  2. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Excel.
  3. Tệp dữ liệu âm thanh.
  4. Tệp dữ liệu hình ảnh

Câu 4. Trong các dịch vụ sau, đâu không phải là dịch vụ lưu trữ nhờ công nghệ đám mây?

  1. Google Drive.
  2. OneDrive.
  3. BKAV
  4. Icloud.

Câu 5. Khi muốn đổi tên một thư mục hoặc tệp, em sử dụng nút lệnh nào?

  1. Cut
  2. Rename
  3. Create shortcut
  4. Delete

VẬN DỤNG

Em hãy lựa chọn một thiết bị lưu trữ để sao lưu thư mục "DuLich". Giải thích tại sao em lựa chọn cách sao lưu đó.

Sau khi học xong bài này và có thêm kiến thức về sao lưu, bảo vệ dữ liệu, em có thay đổi cách bảo vệ dữ liệu mà em đã chọn trong Hoạt động 2 không? Tại sao?

Để sao lưu thư mục "DuLich", em lựa chọn sao lưu nhờ công nghệ đám mây. Ngoài ra, không sợ bị thất lạc hay hỏng dữ liệu nếu sao lưu bằng công nghệ đám mây. Em sẽ lựa chọn một vài dịch vụ sao lưu uy tín như Google Drive, OneDrive.

Bài học này đã cung cấp thêm nhiều kiến thức về sao lưu bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên việc bảo vệ dữ liệu và máy tính bằng phần mềm diệt virus vì đây là một cách bảo vệ hiệu quả. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thiết bị sao lưu và cài đặt mật khẩu nếu muốn.

Hướng dẫn về nhà

Ôn tập lại nội dung bài học ngày hôm nay

Làm bài tập trong sách bài tập Tin học

Chuẩn bị nội dung bài học mới

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Tin học 7 KNTT bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính.

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Tin học 7 Kết nối, giáo án điện tử Tin học 7 KNTT bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy, giáo án trình chiếu Tin học 7 kết nối bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy

 


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay