[toc:ul]
- Các hình thức bạo lực gia đình:
+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.
+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...
+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).
+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con.
- Tác hại của bạo lực gia đình:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.
+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,...
- Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số văn bản khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành,...).
- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên cần:
+ Yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau.
+ Thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình.
+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.
- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.
+ Trong khi xảy ra bạo lực:
Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.
Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.
Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị.
- Mỗi thành viên gia đình cần thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của bản thân, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau để phòng, chống bạo lực gia đình.
- HS cần chủ động học tập, tích cực làm việc nhà để phụ giúp cha mẹ, góp phần gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.