[toc:ul]
- Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản nhằm đảm bảo thuỷ sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, tạo thực phẩm sạch, đồng thời góp phần bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.
a. Bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản
- Xử lí nguồn nước: Có 2 phương pháp sau:
+ Lắng (lọc): dùng hệ thống ao lắng, ao phụ để chứa nước, sau khoảng 2 – 3 ngày, các tạp chất lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch phía trên được đưa vào ao chính để nuôi tôm, cá.
+ Dùng hoá chất nhurelovin (nồng độ khoảng 0,1–0,2mg/L), dona vôi (CaOCl, nồng độ 2%), fool (nong đó 29%) để diệt khuẩn.
- Quản lí nguồn nước
+ Cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy
+ Quy định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thuỷ sản
- Quản lí và xét là chất thải, xử lí nước thải trong môi trường nuôi thuỷ sản đúng quy định.
b. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững. Nghiêm cấm đánh bắt bằng phương pháp huỷ diệt như đánh bắt thuỷ sản trong mùa sinh sản, dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, lưới mắt nhỏ,...
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trưởng và phòng trừ dịch bệnh tốt
- Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
- Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.