[toc:ul]
- Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí là:
+ Kĩ sư cơ khí.
+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.
+ Thợ luyện kim loại.
+ Thợ hàn.
+ Kĩ sư luyện kim.
+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.
+ Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.
- Đặc điểm:
+ Kĩ sư cơ khí:
Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị,...
Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.
Nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.
+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí:
Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp,...
+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc:
Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp.
- Yêu cầu của người lao động đối với nghề kĩ sư cơ khí:
+ Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.
+ Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí.
+ Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí.
+ Có kĩ năng tổ chức quản lí, phân công công việc trong phân xưởng công khí.
+ Có kĩ năng lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết cơ khí.
+ Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Sở thích:
+ Về nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có quan tâm và muốn tìm hiểu về nghề nào không?
Có muốn theo đuổi nghề nào không?
+ Về những nhiệm vụ của những nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có thấy hoạt động cơ khí nào mong muốn làm không?
Có thích tự mình làm các sản phẩm cơ khí không?
- Khả năng:
+ Về khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có thể thực hiện tốt hoạt động liên quan đến cơ khí không?
Có dễ dàng trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ khí không?
Có năng khiếu học tập, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến cơ khí không?
+ Về những kĩ năng cần thiết đối với nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp về bản vẽ kĩ thuật không?
Có kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề về kĩ thuật, cơ khí không?
Có kĩ năng tổ chức, quản lí công việc trong ngành có khí không?