[toc:ul]
1. ĐỐI VỚI KHÍ HẬU
Yếu tố tác động | Biểu hiện |
Gia tăng nhiệt độ | - Nhiệt độ của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây. - Giai đoạn 1958 – 2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tằn lên 0,89°C. |
Biến động về mưa | - Lượng mưa thay đổi mạnh, khác nhau theo thời gian, không gian, cường độ. - Giai đoạn 1958 – 2018, ổng lượng mưa năm tăng 2,1%, giảm ở miền khí hậu phía Bắc, tăng lên ở miền khí hậu phía Nam. - Số ngày mưa lớn tăng ở Bắc Bộ, Trung Bộ; giảm ở Nam Bộ, Tây Nguyên. - Mưa lớn xảy bất thường hơn về thời gian, địa điểm, cường độ. |
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan | - Nhiệt độ tối cao, số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước. Số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm ở miền khí hậu phía bắc. - Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng ở miền khí hậu phía bắc, giảm ở miền khí hậu phía nam. - Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên. Lũ lụt, sạt lở, mưa đá,… tăng lên rõ rệt. - Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi. Các đợt rét đậm, rét hại có nhiệt độ thấp kỉ lục có xu hướng tăng lên. |
2. ĐỐI VỚI THỦY VĂN
Yếu tố tác động | Biểu hiện |
Thay đổi chế độ dòng chảy | - Mùa lũ, mùa mưa: nước sông dâng cao, lũ lên nhanh, bất thường, khó dự báo để phòng tránh. - Mùa cạn: mực nước sông hạ thấp, tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất ở địa phương. Chế độ dòng chảy có sự chênh lệch lớn giữa các mùa và giữa các hệ thống sông. |
Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn | - Gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ. - Hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước. - Nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn. |
Nước biển dâng | - Mực nước biển, đại dương tăng lên. - Mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu hướng tăng 2,74mm/năm. |
NHÓM GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | |
Giải pháp | Ví dụ cụ thể |
- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu. - Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển. - Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. - Phát triển giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng. - Sử dụng năng lượng truyền thống tiết kiệm và hiệu quả. | GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Triển khai các dự án giảm phát thải khí nhà kính, thu hồi khí thải. - Cam kết cùng 150 quốc gia trên thế giới đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. - Xây dựng thành phố thông minh, quy hoạch giao thông, quy hoạch chống ngập, xử lý nước thải. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án metro số 1, 2; các dự án giải quyết ngập do triều cường. - Có giải pháp y tế phù hợp trong điều trị và dự phòng các bệnh dịch. Cảnh báo sớm các vấn đề môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. |
NHÓM GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | |
Giải pháp | Ví dụ cụ thể |
- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. - Xử lí và thái sử dụng các phụ phẩm của các ngành kinh tế. - Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng. - Phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. | GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HÀ NỘI - Gia tăng các sản phẩm được dán nhãn xanh, sinh thái. - Các tòa nhà xây mới đáp ứng tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”. - Diện tích cây xanh bình quân đầu người khu vực đô thị năm 2025 từ 7,8 đến 8,1m2/người; năm 2030 là 13-15m2/người. - Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2025 từ 30 đến 35%; năm 2030 là 40- 45%. - Phân loại chất thải rắn tại nguồn đến năm 2025 là: 80%; chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị và 50% chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn được phân loại tại nguồn. |