[toc:ul]
- Biến đối khí hậu được hiểu là những thay đối của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn do các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người.
- Ví dụ: Sử dụng quánhiễu nguyên liệu hoá thạch như: than đá, dầu mỏ,... vào các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày và phương tiện vận tải, phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển).
- Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là hiện tượng nóng lên của bề mặt và khí quyển Trái Đất, hiện tượng băng tan ở hai cực của Trái Đất làm nước biển dâng và hiện tượng chất lượng bầu khí quyển bị xấu đi bởi sự gia tăng hàm lượng các chất khí gây hại cho sức khoẻ con người như: khí cacbonic (hay còn gọi là khí cacbon đioxit), khí mê tan (loại khí sinh ra do sự phân huỷ rác, phân gia súc, gia cẩm....).
- Hậu quả của biến đổi khí hậu là làm cho hệ sinh thái bị phá huỷ, mất đi sự ẫa dạng sinh học, địch bệnh, mực nước biển dâng lên, thiên tai tác động xấu đến đời sống, sản xuất, sức khoẻ con người,...
- Để góp phần giảm thiểu biến đối khí hậu, cần bảo vệ rừng (rừng được coi như lá phối của Trái Đất), tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh (trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thu khí cacbonic và nhả khí oxy vào bầu khí quyển, ngoài ra cây xanh còn có tác dụng lọc không khí), giảm việc phát khí thải có hại vào bầu khí quyển bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo (như điện mặt trời, điện gió….
- Biến đối khí hậu làm cho các đợt nắng nóng kéo dài. Tác động này làm cho con người gia tăng nguy cơ mắc các bệnh: tìm mạch, huyết áp, thần kinh, đị ứng, tiêu chảy,... nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em.
- Biến đổi khí hậu làm chất lượng không khí xấu ải bởi các khí thải có hại đã tác động xấu tới súc khoẻ con người, làm gia tăng các bệnh về hô hấp như: hen suyễn, lao phối, ung thư phổi,...
- Biến đối khí hậu còn làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của nhiều loại vi khuẩn, côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruổi, muỗi, chuột, bọ chét, ve,...). Tác động này làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh như dịch tả, cúm (HINH, H5NI,...) và một số bệnh nhiệt đới như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...
- Biến đổi khí hậu còn làm cho tầng ozon bị phá huỷ, là tác nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương để xác định mục tiêu, nội dung tuyên
truyền cho phù hợp.
- Ví dụ: Địa phương em đang sống thuộc địa bàn tỉnh miền núi, có nhiều khu rừng tự nhiên. Ở địa phương vẫn xảy ra tình trạng người dân chặt, đốt, phá rừng làm nương rẫy. Do đó, mục tiêu cụ thể sẽ là: Tuyên truyền, vận động để mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt, đốt, phá rừng làm nương rẫy. Nội dung tuyên truyền: Vai trò, tầm quan trọng của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu; Chung tay bảo vệ rừng, lên án những hành động phá hoại rừng.