Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 CTST bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Chính trị - Hành chính: 

- Bộ máy nhà nước phong kiến có nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất. 

- Cơ cấu hành chính nhiều tầng làm xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương. 

Kinh tế: 

- Nền kinh tế phong kiến lạc hậu, kìm hãm sự phát triển, ruộng đất công làng xã bị thu hẹp. 

- Nông dân không có ruộng đất, phải tiêu tán, kinh tế khủng hoảng dẫn đến khủng hoảng xã hội.

Xã hội: 

Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.

Yêu cầu khách quan đặt ra: Kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, tạo thuận lợi cho khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.

2. NỘI DUNG CUỘC CẢI CÁCH

Chính trị - hành chính: 

  • Đổi tên nước là Đại Nam, củng cố địa vị Nho giáo. 

  • Năm 1820, các cơ quan giúp việc cho vua được quy định chặt hcex về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. 

  • Năm 1831 – 1832, cả nước chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Hệ thống hành chính phân cấp. 

Văn hóa – giáo dục: 

  • Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo, cấm đạo Công giáo. 

  • Năm 1820: lập Quốc sử quán Triều Nguyễn làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách sử. 

  • Năm 1822, cho mở lại các kì thi Hội, thi Đình, khuyến khích giao dục Nho giáo, đào tạo đội ngũ tri thức thực học giúp việc cho triều đình. 

An ninh quốc phòng: 

  • Quân đội được tổ chức theo phương châm “tinh nhuệ”, học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây. 

  • Coi trọng phát triển thủy quân và tăng cường các hoạt động xây dụng pháo đài, tuần soát trên biển. 

Kinh tế: 

  • Năm 1836, đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập số địa bạ để quản lí. 

  • Khôi phục chế độ ruộng đất công để nông dân làng xã cày cấy. Quy định chính sách thuế đối vưới thuyền buôn bán, kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh. 

3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA

- Kết quả: Là cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục. 

+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia. 

+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả. 

- Ý nghĩa:

+ Tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Việt. 

+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương, xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm để lại bài học kinh nghiệm cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Chân trời bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX) Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CTST bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com