Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 CTST bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. VỊ TRÍ CỦA BIỂN ĐÔNG 

Sơ đồ tư duy về vị trí của biển Đông: 

1. VỊ TRÍ CỦA BIỂN ĐÔNG  Sơ đồ tư duy về vị trí của biển Đông:  

2. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG 

a. Tuyến đường giao thông biển huyết mạch 

- Là “cầu nối” tuyến đường giao thông biển huyết mạch: 

+ Giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. 

+ Án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. 

+ Giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á. 

- Là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới: 

+ Các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á. 

+ 4/16 đường giao thông chiến lược của thế giới đi qua Đông Nam Á. 

+ Eo biển Ma-lắc-ca có vị trí quan trọng: 

    • Là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp. 
    • Lượng dầu vận tải hằng năm chiếm vị trí thứ hai thế giới. 

- Nhiều nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này: 90% lượng vận tải thương mại thế giới thực hiện bằng đường biển, 45% phải đi qua Biển Đông. 

- Có vai trò quan trọng về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế: nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, lượng hàng hóa quan trọng như dầu hỏa, khí đốt đều qua ngã ba Biển Đông. 

b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương 

- Là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hóa, văn minh của nhân loại; địa bàn cạnh tranh anh hưởng truyền thông của các nước lớn.

- Là địa bàn chiến lược quan trọng của châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều nước, vùng lãnh thổ (300 triệu dân) có nền kinh tế phụ thuộc vào tuyến đường biển này. 

- Các nước lớn đều xác định có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Sự căng thẳng trên Biển Đông đang có nhiều tác động lớn đến quá trình thay đổi địa chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển 

- Tài nguyên sinh vật biển:

+ Có hàng nghìn loài sinh vật, thực vật và chim biển. 

+ Khai thác hải sản là ngành kinh tế quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông. 

+ Biển Đông xếp hạng thứ 4/19 khu vực đánh cá tốt nhất thế giới, chiếm 10% tổng khối lượng hải sản (6 triệu tấn) trên toàn thế giới. 

- Tài nguyên phi sinh vật: 

+ Dầu khí: tài nguyên có tầm chiến lược quan trọng. 

●      Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. 

●      Các nước trong khu vực đầu là những nước khai thác, sản xuất dầu khí từ Biển Đông. 

+ Băng cháy: tài nguyên của tương lai. 

- Tài nguyên giao thông vận tải: 

+ Là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế. 4 phía Biển Đông đều có đường thông ra Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. 

+ Có 5/10 tuyến đường biển lớn nhất thế giới đi qua Biển Đông (hoặc liên quan đến Biển Đông). 

- Tài nguyên du lịch: 

+ Bờ biển có nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy đa dạng. 

+ Vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, bán đảo,…. tthành quần thể du lịch. 

3. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG 

a. Vị trí, đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 

Quần đảo Hoàng Sa: 

- Từ khoảng 15045’B đến 17015’B, 1110Đ đến 1130Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí. 

- Rộng khoảng 30 000 km2, gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm:

+ Nhóm phía đông – nhóm An Vĩnh: 

12 đảo, đá, bãi cạn. 

Có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn.

+ Nhóm phía tây – nhóm Lưỡi Liềm (nhiều đảo xếp thành hình vòng cung): đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Én, Tri Tôn,…. 

Quần đảo Trường Sa: 

- Từ 6030’B đến 12000B, 111030 Đ đến 117020 Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí. 

- Chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. 

- Song Tử Tây là đảo cao nhất; Ba Bình là đảo rộng nhất. 

- Có nhiều đảo nhỏ, đá, bãi đá ngầm: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài,… 

4. LẮNG NGHE LỊCH SỬ 

- Cần phải bảo vệ biển đảo Tổ quốc vì: 

+ Bải vệ biển đảo là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam, 

+ Vì sự phát triển và trường tồn của quốc gia, dân tộc. 

- Một số hoạt động HS có thể thực hiện để góp phần bảo vệ biển đảo Việt Nam: 

+ Nắm vững những khái niệm cơ bản nhất, những thông tin cơ bản nhất về biển đảo Việt Nam. Hiểu được giá trị và tiềm năng to lớn của của biển, đảo Việt Nam. 

+ Hiểu và nắm vững các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Biết kiềm chế, không tụ tập đám đông, tin tưởng vào các cơ quan chức năng. 

+ Tích cực học tập, rèn luyện, chuẩn bị kỹ cho mình mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

+ Đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ mới của các nước tiên tiến trên thế giới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. 

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước. 

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật. 

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc; 

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc. 

+ …..

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Chân trời bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông, Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CTST bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net