Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 CTST Bài 3: Nguồn gốc loài người

Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Nguồn gốc loài người. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI 

  1. QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
 

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

Cách đây khoảng 6 triệu đến 5 năm triệu năm

Cách đây khoảng 4 triệu năm

Cách đây khoảng 150.000 năm

Địa điểm tìm thấy hóa thạch sớm nhất

Châu Phi

Đông Nam Á

 

Đặc điểm não, hình dạng bên ngoài

Cơ thể của loài vượn cổ này được bao phủ bởi một lớp lông dày, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm.

Thể tích não từ 850-1100cm3, người đứng thẳng

Thể tích não 1450cm3, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay

Đặc điểm vận động

Leo trèo

Đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân

Đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân

Công cụ lao động

Chưa có công cụ lao động

Biết ghè đẽo làm công cụ lao động

Công cụ lao động sắc bén hơn

  1. DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ Ở ĐÔNG NAM Á

- Những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-đa-ung (Mi-an-ma), Ni-a (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Lạng Sơn (Việt Nam),...

- Phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay

Tìm kiếm google:

Đề cương ôn tập lịch sử 6 CTST Bài 3: Nguồn gốc loài người, lý thuyết trọng tâm sử 6 chân trời Bài 3: Nguồn gốc loài người, nội dung chính lịch sử 6 chân trời

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử 6 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net