Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 KNTT bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại

Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 10: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

a. Hy Lạp cổ đại

- Phạm vi lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay, gồm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất ven bờ Tiểu Á

- Điều kiện tự nhiên nổi bật của Hy Lạp:

+ Không thuận lợi cho nông nghiệp trồng lương thực

+ Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng, vịnh thích hợp cho việc lập những hải cảng buôn bán (xuất nhập khẩu hàng hoá và nô lệ)

+ Nhiều khoáng sản nên thủ công nghiệp, luyện kim rất phát triển

- Với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế:  

+ Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho

+ Có nhiều khoáng sản quý

- Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. 

b. La Mã cổ đại

- Vị trí: Nhà nước La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau được mở rộng ra trên phần lãnh thổ của cả ba châu lục Âu, Á, Phi

- Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng

- Ở thời kì đế quốc, đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển

- Có nhiều khoáng sản nên nghề luyện kim phát triển

2. NHÀ NƯỚC THÀNH BANG VÀ NỀN DÂN CHỦ CỔ ĐẠI Ở HY LẠP

- Nhà nước thành bang: là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Trong mỗi thành bang có phố xá, lâu đài, đến thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng. Mỗi thành bang có bộ máy quyền lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng.

- Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lap:

+ Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.

+ Đại hội nhân dân cũng bầu ra Hội đồng 500 người là cơ quan thường trực giải quyết các vấn để thường xuyên của nhà nước, Toà án gồm 6 000 thấm phán có quyền lực ngang nhau để giảm tính độc đoán khi xét xử, Hội đồng 10 tư lệnh. Điều này cho thấy tính dân chủ thể hiện rất rõ nét trong bộ máy quyền lực của Nhà nước A-ten.

- Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là: 

+ Nhà nước được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia. 

+ Thiết chế nhà nước là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại

3. NHÀ NƯỚC ĐẾ CHẾ LA MÃ CỔ ĐẠI

- Quyền lực tập trung vào trong tay hoàng đế. Viện Nguyên lão vẫn được duy trì, nhưng chỉ mang tính hình thức. Cơ quan Đại hội nhân dân không còn quyền biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước như trước đây nữa

4. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA HY LẠP, LA MÃ

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Chữ viết

+ Khoa học

+ Lịch

Tìm kiếm google:

Đề cương ôn tập lịch sử 6 KNTT bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ, lý thuyết trọng tâm sử 6 kết nối bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ, nội dung chính lịch sử 6 kết nối

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử 6 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com