Ôn tập kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Ôn tập kiến thức lịch sử 8 cánh diều 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (THẾ KỈ XV – THẾ KỈ XVIII)

- Địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: châu Âu và Bắc Mỹ.

- Khái quát về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

+ Lực lượng lãnh đạo:

  • Giai cấp tư sản.

  • Tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mục tiêu và đối tượng: 

  • Xóa bỏ rào cản để xác lập chế độ tư bản.

  • Mở đường chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Hình thức và kết quả:

  • Hình thức: khác nhau với mỗi cuộc cách mạng.

Kết quả: giành thắng lợi.

II. MỘT SỐ CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TIÊU BIỂU

1. Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu (bán len, dạ, buôn bán nô lệ da đen).

+ Quý tộc phong kiến chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

→ Tầng lớp quý tộc mới.

- Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có thực quyền về chính trị. 

- Nguyên nhân trực tiếp: 

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế. Quốc hội Anh (quý tộc mới, tư sản) phản đối.

→ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc.

+ Năm 1642, nhà vua tập hợp lực lượng chống lại Quốc hội. 

8/1642, cách mạng bùng nổ.

Tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.

- Kết quả:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế bị lật đổ.

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập, hạn chế quyền lực của nhà vua.

- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

• Không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

• Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Đặc điểm: Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, do giai cấp tư sản liên minh với quý tộc mới lãnh đạo.

- Ý nghĩa: 

• Là thắng lợi của chế độ xã hội mới – chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.

• Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ.

- Tác động: cổ vũ nhân dân các nước Âu – Mỹ đứng lên làm cách mạng.

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Từ 1603 đến 1732, thực dân Anh đã xâm lược và lập nên 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển kinh tế công thương nghiệp của 13 thuộc địa.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân các thuộc địa với chính quốc ngày càng sâu sắc, đặt ra yêu cầu phải giành độc lập.

- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô -xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Đại biểu các thuộc địa họp đòi vua Anh xoá bỏ các đạo luật cấm vô lí nhưng không được chấp thuận.

4/1775, chiến tranh bùng nổ.

- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản và chủ nô.

- Tầng lớp tham gia: nô lệ và phụ nữ.

- Kết quả: 

+ Chính phủ Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

+ Hợp chủng quốc Mỹ được thừa nhận (1776). 

- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản.

- Đặc điểm: diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Ý nghĩa:

+ Bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của quốc gia mới.

+ Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ.

- Tác động:

• Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu (Cách mạng Pháp).

• Cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh.

3. Cách mạng tư sản Pháp

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Về kinh tế:

● Là nước nông nghiệp lạc hậu.

● Công, thương nghiệp có bước phát triển khá mạnh nhưng bị kìm hãm, gặp phải rào cản của chế độ phong kiến.

+ Về chính trị, xã hội:

● Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng. 

● Vua Lu-i XVI  nắm mọi quyền hành.

● Xã hội chia thành ba đẳng cấp. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba (đứng đầu là giai cấp tư sản) với Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc.

+ Về tư tưởng: Xuất hiện các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản tiêu biểu (Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, G. G. Rút-xô).

→ Đả phá chế độ phong kiến thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng.

- Nguyên nhân trực tiếp: 

+ Cuộc khủng hoảng tài chính, Vua Lu-i XVI đòi tăng thuế. Đại biểu của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối. 

+ Nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa.

→ Cách mạng bùng nổ.

Cách mạng bùng nổ ở Pa-ri (cuộc tấn pháo đài Ba-xti – 14/7/1789). 

- Lãnh đạo: giai cấp tư sản (không có sự liên minh với các tầng lớp khác).

- Tầng lớp tham gia: quần chúng nhân dân. 

- Kết quả: 

+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

+ Thiết lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ rào cản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Tính chất: 

+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. 

+ Giai cấp tư sản đã thực hiện một số quyền tự do, dân chủ, đưa nước Pháp phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Đặc điểm: 

+ Diễn ra dưới hình thức nội chiến và chống xâm lược.

+ Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.

- Ý nghĩa: 

+ Tấn công và xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trong nhiều thế kỉ.

+ Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

- Tác động: tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” được truyền bá rộng rãi, nhiều nước đón nhận.

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 cánh diều bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, giải lịch sử 8 sách cánh diều bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, giải lịch sử 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com