[toc:ul]
- Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
→ Nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện; nông dân mất ruộng đất ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ.
→ Giai cấp công nhân dần hình thành. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc.
- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thúc.
Nội dung | Những nét chính |
Hoàn cảnh ra đời | - Sau thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871): + Nhân dân Pa-ri (chủ yếu là công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa, lật đổ chính quyển Na-pô-lê-ông III. + Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập, tìm cách thoả hiệp với Phổ, kí hòa ước. - Ngày 18 – 3: nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, giành thắng lợi. → Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới. |
Sự thành lập Công xã | Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. |
Tổ chức bộ máy và chính sách công xã | - Tổ chức bộ máy: Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Công xã. - Chính sách công xã: + Ra sắc lệnh giải tán quân đội, bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. + Thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân. + Ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân. |
- Biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Nhà nước do dân: Công xã Pa-ri là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động lập ra, làm chủ, tổ chức quản lí và chiến đấu bảo vệ.
+ Nhà nước vì dân: Các chính sách của Hội đồng công xã đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng.
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã: cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất | Sự ra đời của các đảng công nhân | Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai |
- Sự thành lập: Tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Áng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất). - Hoạt động: + Tổ chức 5 kì đại hội. + Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống các tư tưởng lậch lạc trong phong trào công nhân quốc tế. + Thông qua các nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng. | - Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc. - Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranhchống lại giới chủ. - Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác, sự phát triển của phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản. | - Sự thành lập: Ngày 14 - 7 - 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất. - Hoạt động: Những năm 1889 - 1895, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân thế giới. - Sau khi Ph. Ăng-ghen mất (1895), những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. - V. I. Lê-nin đã kế tụcsự nghiệp của C.Mác và Ph. Ăng-ghen: + Đấu tranh chống lại những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, chỉ ra tác hại của nó với sự nghiệp của giai cấp công nhân quốc tế. + P hát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin. |