[toc:ul]
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Về kinh tế:
Là nước nông nghiệp lạc hậu.
Công, thương nghiệp có bước phát triển nhưng bị kìm hãm.
+ Về chính trị, xã hội:
Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Vua Lu-i XVI nắm mọi quyền hành.
Xã hội chia thành ba đẳng cấp. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba (đứng đầu là giai cấp tư sản) với Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc.
+ Về tư tưởng: Xuất hiện các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản tiêu biểu (Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, G. G. Rút-xô).
→ Đả phá chế độ phong kiến thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Cuộc khủng hoảng tài chính, Vua Lu-i XVI đòi tăng thuế, đời sống của nông dân càng khốn khổ hơn.
+ Nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa.
→ Cách mạng bùng nổ.
- Kết quả:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
+ Xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Ý nghĩa:
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, hỉ đối với nước Pháp và nhiều nước trên thế giới.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.
- Đặc điểm:
+ Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc