[toc:ul]
- Ở In-đô-nê-xi-a:
+ Thế kỉ XVI: Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập.
+ Giữa thế kỉ XIX: Hà Lan đã hoàn thành xâm lược.
- Ở Ma Lai, Miến Điện:
+ Thế kỉ XVI: Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp.
+ Cuối thế kỉ XIX: thực dân Anh tiến hành tranh chấp.
- Ở Phi-líp-pin:
+ Giữa thế kỉ XVI: Tây Ban Nha đánh chiếm.
+ Năm 1898: Mỹ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa.
- Ở ba nước Đông Dương:
+ Thế kỉ XVI: nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng.
+ Cuối thế kỉ XIX: Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương.
- Ở Xiêm: giữ được nền độc lập tương đối.
- Về chính trị:
+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân.
+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.
- Về kinh tế:
+ Bóc lột người dân bản xứ. + Không chú trọng mở mang công nghiệp nặng.
+ Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Mở rộng hệ thống đường giao thông.
+ Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang.
- Về văn hóa:
+ Du nhập văn hóa phương Tây.
→ Xung đột văn hóa, tôn giáo.
+ Thực hiện chính sách nô dịch (đồng hóa, ngu dân).
- Về xã hội: phân hóa sâu sắc:
+ Quý tộc, lãnh chúa phong kiến: câu kết với thực dân, bóc lột nông dân.
+ Nông dân: bị bần cùng hóa, lao dịch nặng nề, phải bán sức lao động.
+ Tư sản, công nhân, tiểu tư sản: bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nước | Nội dung |
In-đô-nê-xi-a | Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô -nê-gô -rô (1825 - 1830),... chống lại thực dân Hà Lan. |
Phi-líp-pin | Phong trào đấu tranh của nhân dân đảo Mác-tan (1521), khởi nghĩa Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844),… chống lại thực dân Tây Ban Nha. |
Miến Điện | Cuộc đấu tranh của quân đội do tướng Ban-đu-la chỉ huy, chống lại thực dân Anh. |