Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 10: Bộ phim Người cha và con gái

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Bộ phim Người cha và con gái. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt (sinh năm 1953) là một đạo diễn, nghệ sĩ hoạt hình người Hà Lan.

b. Tác phẩm

- Theo vtc.vn, 30-09-2017

- Văn bản gồm 4 phần:

+ Phần 1 (từ Người cha…đến cảm động về tình cha con): Thông tin cơ bản về bộ phim Người cha và con gái. 

+ Phần 2: (tiếp … đến yêu thương, xúc động): Nội dung của bộ phim

+ Phần 3 (tiếp đến trong tưởng tượng): Những đặc sắc của bộ phim

+ Phần 4 (Còn lại): Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bộ phim 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Thông tin cơ bản về bộ phim Cha và con gái.

- Phần 1 đã giới thiệu thông tin khái quát bộ phim: Tên tác phẩm, đạo diễn, năm ra mắt, thành tựu nổi bật đạt được. Cụ thể:

+ Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.

+ Dung lượng: Ngắn gói gọn trong 8 phút 30 giây

+ Đạo diễn người Hà Lan Mai -cơn Đu-đốc đơ Guýt (Michael Dudok DE Wit)

+ Giải thưởng: Giành giải Ô-xca (Oscar) cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 2001

+ Nội dung khái quát: Bộ phim là câu chuyện sâu sắc, cảm động về tình cha cha con.

2. Nội dung của bộ phim Người Cha và con gái

- Tóm tắt những sự kiện chính trong bài

+ Mở đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi. Người cha tạm biệt người con gái bé bỏng rồi bước xuống thuyền chèo đi.

+ Ngày ngày cô bé vẫn kiên trì trở lại nơi bến cũ, mòn mỏi đợi cha.

+ Mùa nọ nối tiếp mùa, cô bé xưa nay đã lập gia đình nhưng vẫn bất chấp thời gian đạp xe đến nơi bến cũ đợi chờ hình bóng năm xưa.

+ Cái bến nhỏ giờ đã trở thành vùng lau lách um tùm.

+ Bà lão đã nhìn thấy con thuyền năm xưa, bà nhẹ nhàng nằm xuống như muốn tìm lại hơi ấm của người cha.

+ Người cha bỗng hiện ra như thuở nào và bà cũng trở thành cô thiếu nữ, hai cha con dang rộng vòng tay ôm lấy nhau trong ấm áp, yêu thương…

3. Những đặc sắc của bộ phim Người cha và con gái

- Hình ảnh: cảnh vẽ trong phim đơn giản, màu sắc chỉ có hai màu đen và trắng – “màu nghiệt ngã của thời gian”

- Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: cảm xúc lưu luyến khi chia tay của hai cha con, tâm trạng phơi phới của cô con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa…

-> Hình ảnh, âm nhạc và các yếu tố khác đã góp phần tạo nên sự xúc động cho người xem và đóng góp vào sự thành công của bộ phim

4. Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bộ phim Người cha và con gái

+ Bộ phim không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền, hình ảnh để biểu đạt thông điệp kết hợp bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp.

+ Âm thanh và hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật.

+ Chỉ hơn 8 phút ngắn ngủi, người xem như được sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, được quấn quýt bên cha và được cha bế ẵm. Kí ức giản đơn nhưng cũng đủ cho một đời khao khát chờ đợi

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bộ phim nói về tình cảm phụ tử xúc động, lấy khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt. 

2. Nghệ thuật

- Bộ phim không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền, hình ảnh để biểu đạt thông điệp kết hợp bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp.

- Âm thanh và hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Bộ phim Người cha và con gái, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 10 Bộ phim Người cha và con gái, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net