Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Cái kính

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Cái kính. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tác giả A - dít - nê xin ( Aziz Nesin) là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông. 

- Aziz Nesin sáng tác đa dạng các thể loại. Tiêu biểu trong đó phải kể đến các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện cười, đây là hai thể loại thành công và gây được tiếng vang nhất trong toàn bộ các tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm

- Văn bản Cái kính là một trong những sáng tác nổi bật của tác giả Nê-xin. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Tóm tắt

- Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

2. Nội dung chính

- Nội dung văn bản Cái kính như là một truyện đùa, phê phán nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, … Qua đó, cũng phê phán một số thầy thuốc (bác sĩ) chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung chuyện như là câu chuyện đùa, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và bài học sâu sắc cho người đọc

-> Nội dung ấy rất phù hợp với tên chung của tập sách là Những người thích đùa

3. Nhân vật

a. Nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.

- Nhân vật “tôi” đã năm lần bảy lượt đi thay kính mới, mỗi một lần thay kính là một lần tai hại vì:

  • Lần thứ nhất: bị buồn nôn và chóng mặt.

  • Lần thứ hai: nước mắt chảy, đỏ hoe.

  • Lần thứ ba: nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.

  • Lần thứ tư: nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.

  • Lần thứ năm: không phân biệt được sáng tối.

  • Lần thứ sáu: nhìn xa thấy gần.

  • Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.

b. Các bác sĩ

- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.

4. Đặc điểm của truyện cười thể hiện qua Cái kính

- Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.

- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Truyện Cái kính kể lại câu chuyện một người bị bệnh “tưởng”, mắt bình thường nhưng bị ám ảnh mắt mình bị bệnh nên di khám bác sĩ. Mỗi bác sĩ khám một kiểu khác nhau, ngược nhau

- Văn bản Cái kính như là một truyện đùa, phê phán nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, … Qua đó, cũng phê phán một số thầy thuốc (bác sĩ) chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung chuyện như là câu chuyện đùa, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và bài học sâu sắc cho người đọc

2. Nghệ thuật

- Cốt truyện giản dị, đời thường, sử dụng thành công thủ pháp phóng đại để tạo ra được tiếng cười phê phán, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thấm thía

3. Đặc trưng thể loại

- Văn bản mang đậm đặc trưng của thể loại truyện cười:

+ Ngôn ngữ hài hước, gây cười

+ Sử dụng thủ pháp phóng đại

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Cái kính, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 4 Cái kính, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com