Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Thi nói khoác

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Thi nói khoác. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Truyện cười dân gian

- Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.

- Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Câu 1:

- Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.

- Nhan đề cho em biết nội dung văn bản nói về một cuộc trò chuyện của những kẻ nói khoác.

Câu 2: Dung lượng của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.

Câu 3:

- Quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.

- Quan thứ ba chịu thua quan thứ tư vì ông biết quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình.

Câu 4:

Dựa vào nội dung nói khoác của mỗi ông, có thể thấy rõ ông thứ hai muốn nói lỡm (nói có ý châm chọc ông thứ nhất), ông thứ tư nói lỡm ông thứ ba:

- Ông thứ nhất nói khoác về chuyện con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”

- Ông thứ hai nói khoác về cái dây thừng to “gấp mười cái cột đình làng”, ý nói dây thừng ấy để dắt con trâu phải to hơn con trâu ông thứ nhất thấy nhiều lần

- Ông thứ ba nói khoác về chuyện cây cầu dài “đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia”, “Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã đưa sang đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tạng được ba năm rồi”

- Ông thứ tư lại lấy chuyện cây cầu dài mà nói chuyện “một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi”. Ý nói cây ấy để làm chiếc cầu dài kia

Câu 5: 

Người đọc buồn cười vì các ông quan đều nói khoác, ông này chọc ông kia. Nhưng buồn cười nhất là các ông quan nói khoác này đều người lính hầu đòi trói cổ lại vì đã “nói láo”. Anh lính hầu thoát tội vì thông minh biết “nói khoác” đúng lúc, đúng chỗ. Nói khoác mà lại có ẩn ý sâu sa: bọn quan lại toàn là một lũ nói khoác

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Văn bản "Thi nói khoác" là một truyện cười dân gian phê phán, châm biếm, đả kích một trong những thói quen xấu của con người là nói khoác. Truyện muốn truyền tải đến người đọc bài học: sống ở đời không nên nói khoác hay khoe khoang vì đó là một hành vi xấu.

2. Nghệ thuật

Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa nhiều yếu tố hài hước thu hút người đọc

3. Đặc trưng thể loại

a. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ đại chúng, chứa nhiều ẩn ý

b. Bố cục

- Cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một tình huống

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Thi nói khoác, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 4 Thi nói khoác, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net