[toc:ul]
1. Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo âm Việt. Ví dụ: thi sĩ (nhà thơ), độc giả (người đọc), thính giả (người nghe), thiên địa (đất trời), …
2. Thành ngữ
Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, … Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói trở nên sinh động, có tính hiệu quả cao
3. Tục ngữ
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Bài tập 1:
Những từ ghép Hán Việt trong các cụm từ đã cho: trung thần, nghĩa sĩ, lưu danh, binh thư, yếu lược
Từ Hán Việt | Nghĩa của từ |
Trung thần | Bề tôi trung thành với vua (trung: hết lòng ngay thẳng, một lòng một dạ với vua, với nước; thần: bề tôi của nhà vua) |
Nghĩa sĩ | Người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn (nghĩa: lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế, sĩ: người – theo cách gọi tôn trọng, quý mến) |
Lưu danh | Để lại tên tuổi, tiếng thơm về sau (lưu: giữ lại, để lại về sau; danh: tên) |
Binh thư | Sách viết về phép đánh trận thời cổ (binh: lính, quân lính, quân đội, quân sự; thư: sách) |
Yếu lược | Tóm tắt những điều quan trọng, cần thiết nhất (yếu: quan trọng; lược: cái đơn giả, khái quát, tóm tắt) |
Bài tập 2:
a. Thành ngữ bách niên giai lão, chỉ việc hai vợ chồng sống hoà thuận, hạnh phúc mãi đến già (bách: trăm, niên: năm, giai: đều, cùng, lão: già)
b. Thành ngữ danh chính ngôn thuận, có nghĩa: có danh nghĩa chính đáng được pháp luật hoặc đông đảo mọi người thừa nhận thì lời nói dễ được nghe theo (danh: tên, chính: ngay thẳng, đúng đắn; ngôn: lời nói; thuận: xuôi, đồng tình)
c. Thành ngữ là chiêu binh mãi mã, có nghĩa: tuyển mộ binh lính, mua ngựa chiến để ủng hộ chiến tranh (chiêu: thu nạp, tuyển mộ; binh: binh lính, quân đội; mãi: mua; mã: ngựa)
d. Thành ngữ là trung quân ái quốc, có nghĩa: một lòng một dạ với vua, yêu nước – theo quan điểm của đạo đức phong kiến (trung: ngay thẳng, một lòng một dạ với người nào đó; quân: vua; ái: yêu; quốc: nước)
Bài tập 3:
a – 5; b – 4; c – 2; d – 3; e - 1
Bài tập 4:
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một trong những văn bản nghị luận có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, văn bản này đã thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của tác giả; có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ tinh thần, ý chí chiến đấu của các tướng sĩ. Về nghệ thuật, với cách lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục (lí lẽ xác đáng, bằng chứng rõ ràng) và lời văn giàu cảm xúc, Hịch tướng sĩ thật sự là một trong những văn bản mẫu mực của văn bản nghị luận trung đại
-> Hai từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản là: khích lệ và trung đại.
+ Khích lệ: Tác động đến tinh thần, làm hăng hái, hưng phấn thêm lên
+ Trung đại: Thời đại giữa cổ đại và cận đại (về cơ bản, tương ứng với thời phong kiến)