Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Trong mắt trẻ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Trong mắt trẻ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

  • Ê-xu-pe-ri (1900 – 1944) sinh tại thành phố Li-on, Pháp. Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

  • Tác phẩm của Ê-xu-pe-ri thường tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả.

  • Tác phẩm chính: Chuyến thư miền Nam (1929), Thư gửi một con tin (1943), Cung thành (1936),…

b. Tác phẩm

  • Trong mắt trẻ: phần trích gồm:
    • Chương I: Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi còn nhỏ của mình

    • Chương II: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của nhân vật “tôi” và cậu bé.

    • Chương XXVII: Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình

  • Tóm tắt:

Nhân vật “tôi” phải từ bỏ ước mơ trở thành hoạ sĩ để làm một phi công, cố trở thành một người sống không mơ mộng, không tưởng tượng vơi những chuyện nhạt nhẽo trong thế giới của người lớn. Bất chợt, lúc gặp tai nạn trên sa mạc, những gì nhân vật “tôi” ngày xưa mong muốn người khác hiểu mình đã được như ý khi anh gặp hoàng tử bé. Cuộc gặp gỡ ấy đã cho anh rất nhiều ngạc nhiên để rồi nhiều năm sau anh vẫn còn thấy đầy nuối tiếc và mong gặp lại cậu ấy

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi còn nhỏ của mình

  • Tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. Rõ ràng nhân vật “tôi” muốn cho mọi người xem bức tranh vẽ con trăn nuốt chửng con voi vào bụng của mình vẽ nhưng hầu hết người lớn đều bảo với cậu rằng đó là bức tranh vẽ chiếc mũ

  • Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn: người lớn không còn khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú như trẻ thơ. Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự thú vị trong những phát hiện mà trẻ con muốn trình bày. 

  • Điều này đã tác động sâu sắc tới cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu vì sự phát hiện tinh tế, khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, cậu đã nhận ra những điều mà nhiều người khó có thể thấy

2. Cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Hoàng Tử Bé

  • Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tình huống sống còn: cô độc trên sa mạc rộng lớn, nước chỉ còn dùng được tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt mỏi

  • Trong bối cảnh ấy, khi đang cạn đi sức lực và hi vọng, con người cần một chỗ dựa. Hoàng tử bé xuất hiện đối lập hoàn toàn với những gì nhân vật “tôi” đang gặp để thực sự tạo thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật “tôi”. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách như vậy, giá trị của việc hoàng tử bé xuất hiện được thể hiện rõ

=> Đến đây tác giả còn muốn nói đến tầm quan trọng của mối quan hệ. Từ cô độc ban đầu trên sa mạc mà anh lại gặp được người bạn định mệnh của cuộc đời mình.

3. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình.

  • Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:
    • Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”

    • Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé

    • Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”

  • Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:
    • Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời

    • Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”

    • Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, làm động lực làm sáng lại đôi mắt thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có 

4. Thông điệp

  • Trẻ em rất cần sự động viên, khuyến khích của người lớn đối với những nguyện vọng, ước mơ của mình vì điều đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm của người lớn đối với các em

  • Trẻ em cần lắng nghe những khuyên bảo của người lớn trên con đường thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ trong gia đình. Các em cũng cần học cách thuyết phục người khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng tất cả sự cầu thị, tự tin và kiên định

  • Mỗi người đều cần học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt, có sự tôn trọng cần thiết đối với góc nhìn riêng của từng cá nhân về một sự vật, hiện tượng

  • Đừng bao giờ đánh mất sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có ở thời thơ ấu vì đây chính là những nền tảng quan trọng để giúp mỗi cá nhân có thể trưởng thành nhanh chóng

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

2. Nghệ thuật

  • Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế

  • Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện

  • Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện. 

  • Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác

3. Đặc trưng thể loại

a. Tình huống truyện

  • Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên

  • Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật

b. Xây dựng nhân vật

  • Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết

c. Ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Trong mắt trẻ, ôn tập ngữ văn 8 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com