Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 8: Bên bờ Thiên Mạc

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Bên bờ Thiên Mạc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.

2. Tác phẩm

- Bên bờ Thiên Mạc là tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi của những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. 

- Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức nghiêm trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xoá vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Câu 1:

- Tác phẩm gắn với sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).

- Có thể chia văn bản thành 2 phần:

+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.

+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.

Câu 2:

- Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.

- Những nhân vật lịch sử là: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng

Câu 3: 

- Trần Bình Trọng:

+ "Cậu bé chăn ngự.... làm tướng"-> Ông rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của Hoàng Đỗ dù biết cậu chỉ là một cậu bé chăn cừu.

+ "Nhưng đột nhiên … nô của ông."-> Một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến người cấp dưới của mình.

+ "Trần Bình Trọng ... cho Hoàng Đỗ"-> Là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình.

=> Trần Bình Trọng là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

- Trần Quốc Tuấn:

+ “Đây là một đạo … sáp này đó" -> Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm.

+ "Binh pháp gọi như....như vậy đâu!"-> Ông là người học rộng hiểu sâu.

+ "Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu"-> Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

=> Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

- Hoàng Đỗ:

+ “Phải trung với … sợ”-> mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.

+ "cháu sợ không đảm đương được việc này"-> đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi.

+ "Nuốt xong .... mạng giặc."-> Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc.

=> Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Câu 4: 

- Văn bản Bên bờ Thiên Mạc có nội dung liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng và sự kiện lịch sử Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.

- Văn bản không đơn thuần là kể lại sự kiện lịch sử, con người có thật mà có sự đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bộ sung, sáng tạo của tác giả.

- Bối cảnh của văn bản là một hoàn cảnh xã hội cụ thể đặt trong một sự kiện lịch sử cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.

- Nhân vật chính trong Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.

- Văn bản có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: nô tì, tướng quân...

Câu 5: Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc đã giúp em hiểu thêm về tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay. Lòng yêu nước chính là động lực, sức mạnh to lớn để nhân dân ta ra sức chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.  Đứng trước kẻ thù lớn mạnh với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta quyết tâm chiến đấu đến cùng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua nhân vật cậu bé Hoàng Đỗ trong đoạn trích, Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước sâu sắc từ khi còn rất nhỏ, đây quả là một đức tính tốt và đáng để học hỏi cậu bé. “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, dù tuổi còn rất nhỏ nhưng cậu đã có lòng trung hiếu với đất nước, căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh thân mình để làm nhiệm vụ. Có thể nói, khi đất nước có giặc xâm lược, những người con đất Việt luôn sẵn sàng đứng lên để bảo vệ độc lập dân tộc chù cho có là ai, lớn hay bé, nam hay nữ nếu đã có lòng yêu nước thì đều sẽ sẵn sàng đứng ra chiến đấu bảo vệ dân tộc.

II. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Đoạn trích kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.

2. Nghệ thuật

+ Cách diễn tả tâm lý nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn. 

+ Sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của tác giả. 

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Bên bờ Thiên Mạc, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 8 Bên bờ Thiên Mạc, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net