[toc:ul]
Câu 1. B
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. D
Câu 5. B
Câu 6.
– Qua đoạn chữ in nhỏ phía trên văn bản, ta thấy được hoàn cảnh của gia đình chị Dậu:
+ Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”
+ Anh Dậu lại bị ốm kéo dài mấy tháng nên nhà không có tiền nộp sưu, phải bán cả con gái đầu lòng và ổ chó để chạy nộp suất sưu cho chồng.
+ Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.
=> Hoàn cảnh khó khăn, bần hàn đến tận cùng vì bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột.
Câu 7. Cai lệ là kẻ lòng lang dạ sói, vừa độc ác vừa hống hách, cậy quyền để ức hiếp những người dân lành yếu đuối. Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý.. Chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng. Hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy nhưng bọn chúng cũng không tha.
Câu 8: Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Việc chị phải chứng kiến cảnh lũ tay sai hống hách muốn đánh chồng trước mặt chị khiến chị nổi giận không nhẫn nhịn nữa. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.
Câu 9: Diễn biến tâm lí của chị Dậu thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu - ông, nhà tôi - ông, bà - mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
Câu 10: Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.