Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 2: Thiên Trường vãn vọng

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 2: Thiên Trường vãn vọng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT THẤT NGÔN TỨ TUYỆT

1. Thơ đường luật

Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật).

Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn….

2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

  • Về bố cục: Bài thơ gồm có 4 câu khai – thừa – chuyển – hợp. 
    • Câu khai: khai mở ra ý bài thơ

    • Câu thừa: Câu thừa để mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý đã mở ra ở câu khai.

    • Câu chuyển: Để chuyển ý, có vai trò quan trọng trong bộc lộ ý thơ.

    • Câu hợp: Có quan hệ chặt chẽ với câu chuyển, cùng nhau tạo thành 1 cặp thể hiện rõ ý câu chuyển và thâu tóm toàn bộ ý tứ bài thơ.

  • Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ.

  • Về vần nhịp: Các câu 1,2,4 hoặc chỉ cần câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.  Thơ tứ tuyệt có 2 thể luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

  • Tên: Trần Nhân Tông (1258 -1308) là vị Vua thứ ba của nhà Trần.

  • Ông là Vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên và khôi phục nền kinh tế, văn hóa Đại Việt.

  • Trần Nhân Tông là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.

b. Tác phẩm

Bài thơ Thiên trường vãn vọng được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các Vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các Vua thường có thơ lưu lại.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Tìm hiểu bức tranh làng quê bình dị

a. Cảnh vật làng quê hiện lên trong hai câu thơ đầu (tái hiện trong buổi hoàng hôn)

  • Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”.

  • Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.

b. Bức tranh cuộc sống ở hai câu cuối 

  • Hình ảnh trẻ chăn trâu thổi sáo “lùa trâu về hết” => không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy và nghỉ ngơi.

  • Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng; hình ảnh gần gũi thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên ấm áp.

  • Trình tự không gian trong bài thơ đó là không gian trải rộng, từ xa đến gần: Nhan đề của bài thơ “vãn vọng” (trông xa); hình ảnh “sau thôn, trước thôn” từ toàn cảnh đến cận cảnh.

    • Không gian trải dài: theo con đường “trẻ mục đồng lùa trâu về hết”

    • Không gian được nối từ cao xuống thấp: Theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.

2. Nỗi niềm của chủ thể trữ tình

a. Thông qua bức tranh làng quê

  • Tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người cũng như cuộc sống.

  • Bên cạnh đó tác giả còn thể hiện niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

=> Miêu tả không gian cuộc sống làng quê trong một buổi chiều tà vừa bình dị vừa gần gũi, bức tranh đó không lấy gì là xa hoa, tráng lệ mà là hơi thở của cuộc sống thôn quê. Qua đó bộc lộc tình yêu quê hương, yêu nước, chan hòa với thiên nhiên của nhà thơ, Đặc biệt bài thơ được viết ngay sau khi dân tộc Đại Việt trải qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên không lâu. Khi đã trải qua tất cả những đau thương mất mát, hình ảnh bình dị đó càng tô đậm tấm lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt của tác giả. 

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

2. Nghệ thuật

  • Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo

  • Nhịp thơ êm ái hài hòa

  • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 2: Thiên Trường vãn vọng, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com