Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 4: Thực hành tiếng Việt - Sắc thái nghĩa của từ và việc lựa chọn từ ngữ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 4: Thực hành tiếng Việt - Sắc thái nghĩa của từ và việc lựa chọn từ ngữ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1. Các sắc thái nghĩa cơ bản

Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng- thân mật- suồng sã, tích cực- tiêu cực, tốt nghĩa- xấu nghĩa, … Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng các sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.

2. Lưu ý trong việc lựa chọn từ ngữ (ở đây là từ Hán Việt)

- So với những từ thuần Việt có nghĩa tương đồng, nhóm từ ngữ Hán Việt thường gợi ấn tượng về sự cổ kính, trang trọng

+ Sắc thái cổ kính, ví dụ: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (Huy Cận, Tràng giang). Nếu thay tràng giang bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này

+ Sắc thái trang trọng, ví dụ: Hôm nay, phu nhân Thủ tướng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa hồng. Cách dùng từ phu nhân (thay vì dùng từ vợ) phù hợp với vị thế của người được nói đến.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP

Bài tập 1

a. ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt lủn- ngắn đến mức đáng ngại là từ mang sắc thái tiêu cực .

b. cao chỉ mang sắc thái trung tính còn lêu nghêu- cao quá cỡ mang sắc thái tiêu cực

c. lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính còn cao giọng- thể hiện thái độ bề trên, không đúng đắn mang sắc thái tiêu cực

d. chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn chậm chạp- có tốc độ, nhịp độ dưới mức bình thường rất nhiều hoặc không được nhanh nhẹn, thiếu linh hoạt mang sắc thái tiêu cực. 

Bài tập 2

a. Năm từ Hán Việt trong đoạn trích: loạn lạc, gian nan, giả hiệu, triều đình, thác mệnh. 

  • Loạn lạc: tình trạng hỗn loạn, trật tự mất hết trong một nước

  • Gian nan: có nhiều khó khăn, gian khổ cần phải vượt qua

  • Giả hiệu: chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa

  • Triều đình: nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ.

  • Thác mệnh: mượn nhờ mệnh lệnh

b. Đặt câu

  • Vương triều và đất nước cùng lâm vào cảnh rối ren, loạn lạc.

  • Họ đã phải trải qua nhiều gian nan và đau khổ trên đường đi.

  • Gã ấy là một kẻ quân tử giả hiệu

  • Bằng quyết định này, họ giải thoát mình khỏi quyền lực của triều đình.

  • Hắn thác mệnh với nhà vua để ra oai với bà con bách tính. 

Bài tập 3

a. Không thể đổi vị trí của từ vĩ đại cho to lớn và ngược lại vì nếu thay đổi sẽ mất đi sắc thái nghĩa khái quát, trừu tượng. Từ vĩ đại mang sắc thái trang trọng hơn từ to lớn, cụ thể: từ vĩ đại thường mang một ý nghĩa, sự kiện chỉ tầm vóc lớn lao, cao cả, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong khi đó từ to lớn thường chỉ sự vật, con người mang tính hẹp hơn

b. Từ chết trung tính; từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, cho thấy đó là cái chết mang mục đích tốt đẹp, cao cả; từ mất mang sắc thái giảm nhẹ so với chết. 

-> Các từ chết, hi sinh, mất không thể thay thế cho nhau được vì sự thay đổi đó sẽ làm mất đi sắc thái trang trọng trong từng câu văn. 

Bài tập 4

a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm

  • phu nhân: vợ, nương tử, bà xã

  • đế vương: vua, bậc vua chúa

  • thiên hạ: mọi người

  • nội thị: người hầu, kẻ hạ, thái giám.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đã đem lại sắc thái cổ kính, trang trọng cho lời văn.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 4: Thực hành tiếng Việt - Sắc thái nghĩa của từ và việc lựa chọn từ ngữ, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net