[toc:ul]
- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.
- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.
- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
a. Người viết đã giới thiệu được khái quát tác giả và bài thơ.
- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn nổi tiếng với một hồn thơ phóng khoáng.
- Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ra đời từ sự bức xúc khi bà nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt: một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn mà vẫn được lập đền thơm bà đã không ngại ngần cất tiếng cười giễu cợt.
b. Tác giả đã phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ được chủ đề của văn bản.
- Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.
- “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn.
- Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút suy nghĩ, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa.
c. Người viết đã chỉ ra và nêu tác dụng về một số nét đặc sắc của nghệ thuật trào phúng thông qua Đề đền Sầm Nghi Đống:
- Từ kìa hàm ý chỉ trỏ, chẳng giấu giếm sự bất kính với chốn đền miếu linh thiêng, đồng thời cho thấy nữ sĩ tuy ngắm cảnh, vịnh cảnh, nhưng cũng chẳng thèm lại gần. - Từ cheo leo vừa gợi ra vị trí xây dựng của ngôi đền (trên gò), vừa gợi cảm giác không vững vàng.
= > Câu thơ cho thấy dù là một viên tướng được thờ phụng, dù là một ngôi đền được xây cao thì trong mắt của nữ thi sĩ thì đó là một thứ rẻ rúng, coi thường và sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngôi đền đã biến mất sạch sẽ trong mắt nữ thi sĩ.
d. - Đề đền Sầm Nghi Đống là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần củng cố thêm lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam và đồng thời, bài thơ đã cho ta thấy được tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương - một nhà thơ hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Bà Chúa Thơ Nôm”.
Bước 1. Lựa chọn đề tài
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có)…
- Thân bài: Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày phần Thân bài theo một hệ thống ý tương ứng.
*Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ:
+ Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).
+ Ý 2: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).
+ …
*Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lý do khiến đối tượng đó bị phê phán…)
+ Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười)
+ …
- Kết bài: Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Bước 3. Viết bài
Bước 4. Xem lại và sửa chữa.