[toc:ul]
1. Nhận biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu thông qua các ví dụ
- Có những nghĩa hàm ẩn phụ thuộc vào ngữ cảnh và ngược lại, có những nghĩa hàm ẩn lại không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:
+ Với câu nói “Ngày mai tôi đi Hà Nội” có thể hiểu là “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được” nhưng cũng có thể hiểu “ Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho”, …
-> Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó của người nói/ người viết với người nghe/người đọc
+ Với câu nói “Nó lại đi Đà Lạt”, câu này cho biết một người nào đó đi Đà Lạt, và nhờ vào từ lại mà ta hiểu rằng trước đó người này cũng từng đi Đà Lạt
-> Nghĩa hàm ẩn của câu này được suy ra từ nghĩa của từ trong câu chứ không phụ thuộc vào ngữ cảnh
2. Tác dụng của nghĩa hàm ẩn
- Nghĩa hàm ẩn giúp truyền tải nhiều điều kín đáo, ý nhị, sâu xa, … làm cho giao tiếp ngôn từ được uyển chuyển, phong phú. Đặc biệt trong văn học, các nội dung, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thường được thể hiện dưới hình thức nghĩa hàm ẩn. Ví dụ
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm
(Ca dao)
Chuột chù và khỉ đều là các loài có mùi hôi. Nhưng thật hài hước, chuột chù lại chê khỉ hôi trong khi chính mình là loài hôi có tiếng. Nghĩa tường minh trong câu trả lời của khỉ là lời khen nhưng nghĩa hàm ẩn thể hiện sự mỉa mai của chuột chù
-> Câu ca dao có hàm ý phê phán những người đã không tự biết cái xấu của mình lại còn đi chê bai người khác.
Bài tập 1
Giả sử bài ca dao mô tả một cuộc đối thoại giữa mèo với nhân vật chứng kiến cuộc thăm viếng của mèo. Sau câu mèo hỏi “Chú chuột đi đâu vắng nhà?” là câu trả lời của nhân vật chứng kiến cuộc thăm “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo”. Câu trả lời chỉ ra hoạt động đi chợ của chuột nhưng thực chất lại nói về cái chết của cha con mèo (chết mới có giỗ). Không biết cha con mèo sống chết như nào nhưng nói đến việc kẻ bị ức hiếp giỗ cha kẻ thù là một cách nói phi lý vì làm giỗ là công việc nội bộ gia đình
=> Đây là lời nguyền rủa, tiếng chửi, sự vạch mặt của dân gian đối với những kẻ đạo đức giả. Đây cũng chính là nghĩa hàm ẩn của câu ca dao này.
Bài tập 2
Ở bài ca dao số 3, câu “Cưới em ba chum mật ong Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đây...” là lời đáp của anh học trò nghèo trước việc thách cưới của bên nhà gái. Số lượng lễ vật rất lớn (ba chum, mười thúng, ba nong). Về lễ vật, ngoài thứ khó nhưng vẫn có thể kiếm được như mật ong, quýt thì mỡ muỗi là thứ không thể có được.
-> Thể hiện sự vô vọng, là sự đầu hàng của anh học trò. Đây cũng là nghĩa hàm ẩn của câu ca dao này.
Bài tập 3
a. Nghĩa tường minh của câu này là phần lễ vật thầy cúng muốn dành riêng cho mình là con gà sống lớn. Đặt câu này trong bối cảnh buổi lễ linh thiêng đang diễn ra, sẽ thấy sự trần tục đến mức thô thiển, không kiêng dè, ý tứ, sự tham lam không kìm giữ được của thầy cúng.
-> Do vậy, nghĩa hàm ẩn của câu này là ông thầy cúng tham ăn.
b. Nghĩa tường minh của câu này là những người quý phái đều mặc áo ngược hoa. Trong tình huống thợ may may áo ngược hoa cho ông Giuốc-đanh và bị ông phát hiện, đây là câu nói dõi để chống chế. Nhưng vì phó may ranh ma biết được ông Giuốc-đanh muốn học đòi theo lối trang phục của quý tộc, nên đã biết cách đánh trúng tâm lí, làm ông Giuốc-đanh không còn chú ý đến khiếm khuyết của trang phục, dễ dàng chấp nhận cái áo ngược hoa. Lúc này, những gì liên quan đến quý tộc sẽ dễ có được sự đồng thuận giữa phó may và khách hàng.
-> Câu này của anh thợ may ám chỉ việc ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Đồng thời, người nói cũng có ý giễu cợt một cách kín đáo: ông không thể thành quý tộc được khi một quy cách thông thường về lễ phục quý tộc như vậy mà cũng không biết.
Bài tập 4
a. Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là những người có khiếm khuyết, hoặc mắc lỗi lầm khi nghe người khác nhắc đến những khiếm khuyết hoặc lỗi lầm đó (dù không phải nhằm đến mình) cũng chột dạ, sợ hãi nghĩ là họ nói mình.
- Trong một ngữ cảnh cụ thể, câu tục ngữ này có thể có nghĩa hàm ẩn khác. Chẳng hạn, khi đang bàn về một chuyện sai trái, nhiều người đang đổ dồn nghi ngờ vào một người nào đó vì có những biểu hiện không bình thường, câu tục ngữ “Có tật giật mình.” được dùng trong ngữ cảnh đó có thể có nghĩa hàm ẩn: Tôi nghĩ rằng người đó có liên quan đến chuyện sai trái đang bàn.
b. Câu tục ngữ so sánh chiều dài của đời người với chiều dài của gang bàn tay. Những người ngủ dậy muộn hoặc ngủ nhiều vào ban ngày, không dành thời gian cho công việc và các hoạt động sống khác thì chỉ coi như sống nửa cuộc đời (nửa gang)
=> Câu tục ngữ chê trách những người lười biếng, lãng phí thời gian
c. Trong cuộc sống, đâu phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi, tốt đẹp. Có khi, con người phải mang những khiếm khuyết hoặc gặp những bất trắc, thất bại, xui xẻo.
=> Vậy nên ta hãy đừng cười nhạo người khác trong những hoàn cảnh như vậy vì rất có thể chính mình trong tương lai cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự
d. Lời nói của con người rất quý giá, vì vậy cần chau chuốt để lời nói của mình có tác dụng tốt với nghĩa khác
e. Lưỡi tượng trưng cho hoạt động ngôn ngữ của con người.
Gươm tượng trưng cho vũ khí có khả năng sát thương người khác.
=> So sánh lưỡi sắc hơn gươm có tác dụng khẳng định sức mạnh của lời nói: lời nói có thể làm tổn thương còn hơn gươm giáo, những lời độc địa có thể làm hại người khác.