Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 5: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 5: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

- Nêu được vấn đề nghị luận

- Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống cần bàn luận)

- Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở

- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết

- Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học

2. Phân tích văn bản tham khảo

a. Bài viết đề cập đến vấn đề chen lấn, xô đẩy như một thói quen xấu của con người trong hoạt động cộng đồng. Vấn đề được nêu ra ngay ở phần Mở bài của bài viết

b. Bài viết nêu rõ các khía cạnh của vấn đề được nêu ra để phê phán:

- Thực trạng của hành vi chen lấn, xô đẩy

- Hậu quả của hành vi chen lấn, xô đẩy

- Nguyên nhân của hành vi chen lấn, xô đẩy

c. Để ý kiến phê phán của mình có sức thuyết phục, ta cần:

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể. Bài viết tham khảo đã dựa vào thực tế cuộc sống để chỉ ra những đặc điểm của thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng; đặc biệt nhấn mạnh vào hậu quả của thói quen này

- Bằng chứng được dẫn ra từ thực tế đời sống và trong sách báo, in-tơ-nét, ... Bài viết tham khảo đã nêu lên những hiện tượng thực tế trong xã hội Việt Nam và các hiện tượng chấn động trên thế giới mà nguyên nhân là do chen lấn, xô đẩy

d. Người viết dự đoán ý kiến không đồng tình với quan điểm của mình để đối thoại với ý kiến đó, lật đi lật lại vấn đề để một lần nữa khẳng định thái độ phê phán của mình. Bài viết tham khảo đã nêu ý kiến biện minh cho sự chen lấn, xô đẩy như hiện tượng này có thể coi là một nghi thức lễ hội, hoặc những trường hợp đặc biệt không xếp hàng.

3. Thực hành viết theo các bước

a.  Lựa chọn đề tài

- Sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân.

- Thói lười nhác, hay than vãn.

- Thói ích kỉ.

- …

b. Tìm ý, lập dàn ý

- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại).

- Thân bài:

  • Làm rõ vấn đề nghị luận.

  • Trình bày ý kiến phê phán, nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở.

  • Nêu ý kiến không đồng tình (giả định) với ý kiến của người viết và tranh luận với ý kiến đó.

- Kết bài: Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.

c. Viết bài

Một số lưu ý khi viết bài:

  • Lí lẽ cần sáng rõ, chặt chẽ.

  • Các bằng chứng cần đa dạng, xác thực. Nêu cả những trải nghiệm của bản thân (nếu có).

  • Khi phê phán cần sử dụng lời lẽ đúng mực.

d. Xem lại và chỉnh sửa

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 5: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại), ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com