Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 6: Thực hành tiếng Việt - Thán từ, Biện pháp tu từ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 6: Thực hành tiếng Việt - Thán từ, Biện pháp tu từ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LÝ THUYẾT

1. Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi - đáp

- Thán từ gồm hai loại chính: 

+ Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc như: a, ái, ô, ơ, than ôi, trời ơi, …

Ví dụ: A, mẹ đã về!

-> Thán từ A trong câu trên biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về

+ Thán từ gọi đáp như: ơi, vâng, dạ, ừ, …

Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị

-> Thán từ dạ trong câu trên là từ dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép

Khi dùng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, … tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị

2. Biện pháp tu từ

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay đươc sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

- Một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, …

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a. Thán từ: Vâng

b. Thán từ: Ô

c. Thán từ: ơi

2. BÀI TẬP 2

1. Ơ, cậu này hay thật đấy!

2. Than ôi, mệt mỏi quá!

3. Trời ơi, sao số tôi khổ thế này!

3. BÀI TẬP 3

a. Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hóa, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên). Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ.

b. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh nắng đã mạ bạc cả con đèo. Biện pháp so sánh trong hình ảnh đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng Sa Pa lúc này đã gay gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bề mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 6: Thực hành tiếng Việt - Thán từ, Biện pháp tu từ, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net