Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng Việt - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LÝ THUYẾT

1. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

- Câu hỏi (nghi vấn): kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi, thường có sự xuất hiện của những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, … hoặc dùng từ hay để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn. Khi viết, câu hỏi thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi

- Câu khiến (cầu khiến): kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, … thường có mặt các từ cầu khiến như; hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, … Khi viết, câu khiến kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm, tuỳ vào mức độ nhấn mạnh của người nói đối với yêu cầu được phát ra

- Câu cảm (cảm thán): kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết, thường có sự xuất hiện của những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi (ơi), chao ôi (ơi), thay, biết (xiết) bao, … Khi viết, người ta thường kết thúc câu cảm thán bằng dấu chấm than

- Câu kể (trần thuật): kiểu câu cơ bản, phổ biến trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả, … nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi bằng dấu chấm than hay dấu chấm lửng

2. Nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Các kiểu câu này nhận biết căn cứ vào:

- Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu

- Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết

- Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu

- Lưu ý: Để xác định đúng kiểu câu cần chú ý đồng thời vừa đặc điểm hình thức của câu, vừa nội dung của câu và ngữ cảnh

Ví dụ:

- Anh bảo cuốn sách còn có ở trên bàn nữa không?

Câu được đặt trong mạch đối thoại; trực tiếp nêu lên một thắc mắc nhờ giải đáp; có từ không và dấu chấm hỏi -> câu hỏi

- Mở cổng nhanh lên!

Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện (mở), có dấu chấm than khi kết thúc câu -> câu khiến

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh, Quê hương)

Câu được dùng để trực tiếp nêu cảm xúc của người viết; có từ quá và dấu chấm than kết thúc -> câu cảm

- Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi cuội đưa dần về phía nơi thấp hơn

(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

Câu dùng để trần thuật về một sự việc, hiện tượng; kết thúc bằng dấu chấm -> câu kể.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a. Câu cảm (căn cứ vào nội dung biểu đạt và nếu được diễn đạt khác một chút là các đặc điểm của kiểu câu cảm được bộc lộ rõ nét, ví dụ: Quả thật khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn! (trong câu được viết lại, có sự xuất hiện của cụm từ quả thật khó và dấu chấm than kết thúc câu))

b. Câu kể (thể hiện chức năng kể, thông báo về sự công phu của đoàn làm phim khi thực hiện loạt phim Hành tinh của chúng ta)

c. Câu hỏi (có các dấu hiệu điển hình về nội dung và đặc điểm ngữ pháp của kiểu câu hỏi)

d. Câu khiến (có sự sự xuất hiện của cụm từ ngài phải bảo thể hiện rõ ý yêu cầu, mệnh lệnh)

2. BÀI TẬP 2

a. Câu hỏi – có tới hai dấu hiệu đặc trưng của câu hỏi (ngoài cụm từ cái gì còn có dấu chấm hỏi ở cuối câu) và nội dung cũng chứa đựng một nghi vấn chưa thể giải đáp 

b. Câu kể - tuy có cụm từ tại sao nhưng nội dung lại thể hiện thái độ bất bình chứ không phải là nêu một nghi vấn cần giải đáp giống câu a 

-> Tuy có chung một số dấu hiệu hình thức (của câu hỏi) nhưng hai câu lại thuộc kiểu câu khác nhau vì còn dựa vào nội dung của câu cũng như ngữ cảnh xuất hiện của nó

3. BÀI TẬP 3

Ví dụ về hiện tượng người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai:

- Câu khiến có hình thức của câu kể:

Được rồi, Hắc Hoả, nhìn ta đây.

 (Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

- Câu cảm có hình thức của câu kể:

Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác ấy còn là một chặng đường dài

 (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com