Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt - Câu phủ định và câu khẳng định

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng Việt - Câu phủ định và câu khẳng định. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LÝ THUYẾT

1. Câu phủ định, câu khẳng định

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có, … Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)

- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định sự có tồn tại của một đối tượng hay một diễn biến nào đó

2. Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định

- Ví dụ 1:

Nhưng không phải vậy đâu Sam à

(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Bản đồ dẫn đường)

-> Câu được dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định; có sự xuất hiện của từ ngữ phủ định (không phải) -> Câu phủ định bác bỏ

- Ví dụ 2:

Mảnh đất này đâu phải những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

-> Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này” và người da trắng; có dùng từ ngữ phủ định (đâu phải) -> Câu phủ định miêu tả

- Ví dụ 3:

Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra

(Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”)

-> Câu nêu một giả định nhằm khẳng định lại vấn đề

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a. Câu khẳng định

Lí do xác định: câu này xác nhận sự thật về ích lợi của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong câu không có từ ngữ đặc trưng mang tính phủ định

b. Câu phủ định

Lí do xác định: Câu này thể hiện ý phản bác một nhận thức cho rằng “Cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đây; bên cạnh đó, trong câu có từ không (ở cụm từ điều này không mới)

c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”

Lí do xác định: Câu xác nhận không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi đẹp của mình, hơn nữa, trong câu còn có sự xuất hiện của cụm từ mang nghĩa phủ định là chẳng thể

2. BÀI TẬP 2

a. Câu a không phải là câu phủ định mặc dù ở đây xuất hiện từ không (không hiểu). Trọng tâm thông báo là “tôi” (thủ lĩnh Xi-át-tơn) biết hay không biết vấn đề chứ không phải là người da trắng hiểu hay không hiểu phong cách sống của người da đỏ. Theo đó, một khi câu đã xác nhận sự “biết” của “tôi” thì câu đó phải được xếp vào loại câu khẳng định

b. Câu b là câu phủ định bác bỏ

Lí do xác định: câu có từ chẳng (xuất hiện 2 lần) và nội dung của nó ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, trong khi, theo cách nhìn nhận của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường (mọi âm thanh đáng yêu của sự sống đều bị cảm nhận là “tiếng ồn ào lăng mạ”)

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt - Câu phủ định và câu khẳng định, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net